Hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới (hay còn gọi là nhiễm trùng phổi) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 sau bệnh tim mạch, tiêu hóa và ung thư
Bạn đang đọc: Hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới
1. Hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới là gì?
Hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới là những bệnh nhiễm trùng ở phổi, bao gồm tất cả những bệnh viêm đường hô hấp dưới không phải do lao. Nguyên nhân gây bệnh là do vi trùng, virus, ký sinh trùng, nấm và siêu vi trùng gây nên. Bệnh thường có tính cấp tính, tiến triển nhanh và có nguy cơ tử vong cao.
Hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường gặp là: Viêm khí phế quản, giãn phế quản, áp-xe phổi, viêm phổi, hen phế quản bội nhiễm, tâm phế mạn.
Hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường gặp là: Viêm khí phế quản, giãn phế quản, áp-xe phổi, viêm phổi, hen phế quản bội nhiễm, tâm phế mạn.
2. Biểu hiện lâm sàng
Hội chứng nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp dưới thường có các biểu hiện lâm sàng như:
- Sốt cao trên 39 độ C;
- Môi khô,
- Lưỡi bẩn;
- Mệt mỏi, ăn ngủ kém;
- Gầy, sút cân,
- Da xanh nhợt nhạt.
- Hội chứng nhiễm độc cấp tính;
- Huyết áp tụt, tim đập nhanh
…
Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị bệnh giãn phế quản
Khi bị hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa càng nhanh càng tốt
3. Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất liên quan tới thời tiết khí hậu nhất là vào thời điểm đông xuân do khí hậu ẩm ướt, áp suất khí giảm. Thời điểm này, chúng ta rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như cảm cúm, ho, nghẹt mũi… Nếu không được hỗ trợ điều trị, bệnh có thể lan xuống dưới gây ra các bệnh viêm đường hô hấp dưới hay còn gọi là nhiễm trùng phổi.
Bên cạnh đó, yếu tố môi trường như bụi, khói bụi, bụi than, hóa chất, khói thuốc lá cũng là nguy cơ cao dẫn tới bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, sinh hoạt điều độ và khám sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để phòng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
4. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ viêm đường hô hấp dưới
Việc hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp dưới là người bệnh cần phải nghỉ ngơi, giữ ẩm và cần phải sử dụng một số loaị thuốc không kê toa, tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, súc miệng nước muối hàng ngày bằng nước muối và sử dụng gối khi ngủ cũng có thể làm giảm triệu chứng của bệnh. Phần lớn viêm đường hô hấp dưới không cần hỗ trợ điều trị mà có thể tự khỏi. Tuy nhiên đối với người bệnh hay tái phát hoặc hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc phải một số bệnh liên quan đến phổi khác thì cần chăm sóc đặc biệt, tránh gây biến chứng.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân bị đờm tại cổ họng là gì? Và cách điều trị ra sao?
Thăm khám và điều trị bệnh lý về đường hô hấp dưới tại BV ĐKQT Thu Cúc
4.1. Ưu điểm của HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ viêm đường hô hấp dưới tại Bệnh viện Thu Cúc
- Thủ tục đăng ký nhanh gọn, bạn chỉ cần gọi đến số 1900 55 88 92 và làm theo hướng dẫn là có thể đặt lịch khám dễ dàng với bác sĩ.
- Được thăm khám và hỗ trợ điều trị trực tiếp với bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm
- Có thể tự lựa chọn bác sĩ hỗ trợ điều trị cho mình.
- Trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác bệnh và từ đó bác sĩ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả
- Quy trình khám chữa bệnh khép kín
- Được thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước.
4.2. Ý kiến người bệnh
Chị Trần Mai Lan (30 tuổi – Bắc Giang) chia sẻ: “Tôi đã từng nghe nhiều người nhắc đến Bệnh viện nhưng khi đến đây vẫn cảm thấy bất ngờ. Bệnh viện Thu Cúc rất chu đáo, từ việc đón tiếp đến việc khám chữa bệnh. Đặc biệt bác sĩ kê rất ít kháng sinh nhưng vẫn hỗ trợ điều trị rất hiệu quả. Thực sự tôi rất hài lòng và yên tâm”.
Các thông tin về cách chữa nhiễm trùng đường hô hấp dưới trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.