Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không? 

Hội chứng ống cổ tay sẽ gây ra cảm giác bị đau hoặc bị tê ở các bộ phận trên cánh tay. Bệnh thường gặp ở phụ nữ khoảng 30 – 50 tuổi. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị bằng phương pháp nào? Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh nhé!

1. Tìm hiểu về khái niệm hội chứng ống cổ tay?

Hội chứng ống cổ tay (đường hầm cổ tay) là hậu quả của sự chèn ép dây thần kinh khi đi qua ống cổ tay. Khi các hoạt động được thực hiện lặp đi lặp lại hàng ngày chèn ép lên dây thần kinh cánh tay. Ví dụ như lao động chân tay, chơi nhạc cụ, sử dụng vật cầm tay rung lắc, làm việc máy tính nhiều, … sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Hội chứng này gây ra cảm giác tê, đau không chỉ một mà cả hai bên tay, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng có lợi.

2. Bệnh có nguy hiểm không?

Nếu tự nhiên bạn cảm thấy tay yếu đi, có cảm giác nóng ra, ngứa hoặc tê bì. Có thể đó là những dấu hiệu đầu của bệnh lý. Đây là các triệu chứng mà người bệnh hay gặp nhất:

– Lực bàn tay yếu, thường xuyên đánh rơi đồ vật khi cầm

– Tê bì, ngứa, nóng ran ở các ngón tay, đôi khi cả trên cánh tay

– Đau và ngứa cẳng tay phía vai

– Đau cơ, chuột rút, khó khăn khi hoạt động tay: cài nút áo, lái xe, đọc sách, …

– Nếu tình trạng nặng hơn có thể mất nhận thức về vị trí của tay trong không gian.

Ban đầu triệu chứng là bị mất cảm giác, thường xuyên bị chuột rút. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong các hoạt động tay. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến teo cơ hoặc tê liệt ngón tay. Nếu nghi ngờ có triệu chứng, bạn hãy thăm khám bác sĩ ngay nhé!

Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không? 

Hội chứng đường hầm cổ tay gây ra cảm giác tê bì, đau nhức cho cả hai tay

3. Nguyên nhân và chẩn đoán bệnh

Đây là một hội chứng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt với người làm văn phòng. Dưới đây là nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán của hội chứng này:

3.1 Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ống cổ tay

Những nguyên nhân gây ra tình trạng này là:

– Do giới tính: Phụ nữ có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn nam giới vì vậy tỷ lệ mắc hội chứng này của phụ nữ cao hơn gấp 3 lần. Theo nghiên cứu, người già và phụ nữ là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

– Do chấn thương ở bàn tay hoặc cổ tay: Ví dụ như trật khớp, gãy xương, … Những chấn thương này có thể làm thay đổi không gian trong ống cổ tay, sẽ gây áp lực lên các dây thần kinh

– Do công việc: Các công việc mà phải hoạt động chủ yếu bằng cổ tay như lái xe, đánh máy, chơi nhạc cụ, thợ thủ công,…Những công việc phải hoạt động lặp đi lặp lại cổ tay và bàn tay trong một thời gian dài.

– Bệnh lý về khớp: Như viêm khớp, viêm dây chằng, viêm dây thần kinh,…

– Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, nội tiết tố thay đổi dẫn đến viêm sưng các thành phần trong ống cổ tay.

3.2 Phương pháp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Ban đầu, những dấu hiệu chưa rõ ràng, người mắc bệnh chưa nhận biết được. Nhưng dần dần các dấu hiệu sẽ xảy ra liên tục. Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, người bệnh sẽ có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp chẩn đoán sau:

– Chụp X-quang cổ tay: Phương pháp này có thể loại trừ được các bệnh lý khác ở cổ tay

– Điện cơ đồ: Đây là phương pháp chẩn đoán tình trạng giảm hoặc nghẽn của dây thần kinh.

– Ngoài ra, để xác định được nguyên nhân bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm sinh hóa và máu.

Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không? 

Thơ may, lái xe đường dài, nhân viên văn phòng,…có nguy cơ bị hội chứng đường hầm cổ tay cao

4. Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả 

Tay là một bộ phận quan trọng của cơ thể, để tránh những biến chứng nguy hiểm bạn nhớ theo dõi sức khỏe thường xuyên. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị bệnh phổ biến là nội khoa, ngoại khoa và vật lý trị liệu.

4.1 Điều trị bằng nội khoa

Người bệnh đeo nẹp cổ tay ngay cả khi ngủ để có thể giảm triệu chứng, đặc biệt là phụ nữ có thai nên chọn giải pháp này. Ngoài ra, kết hợp cùng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, hoặc tiêm steroid vào ống cổ tay.

4.2 Điều trị bằng ngoại khoa

Mục đích của phẫu thuật là để giải phóng dây thần kinh giữa, nhằm xử lý tận gốc các vấn đề ở cổ tay. Có hai cách phẫu thuật là mổ nội soi và mổ hở, thường được dùng khi điều trị nội khoa không hiệu quả, người bệnh vẫn cử động khó khăn.

4.3 Dùng phương pháp vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý, bài tập yoga, bài tập vận động,… có thể hỗ trợ giảm đau đồng thời tăng cường sức mạnh cơ bàn tay, từ đó khôi phục khả năng vận động cho người bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh mà chuyên gia vật lý trị liệu sẽ được ra bài tập và liệu trình phù hợp để hồi phục.

Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không? 

Đeo nẹp cổ tay có thể giảm triệu chứng bệnh

5. Lời khuyên của bác sĩ

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cần lưu ý thói quen hàng này để bệnh không tái phát lại. Người bệnh đã và đang điều trị bệnh cần lưu ý những điều sau:

– Giữ cổ tay thẳng: Tránh các tác động khiến cổ tay bị gặp hoặc bị bẻ cong. Luôn đặt cổ tay ở một vị trí thoải mái

– Để cổ tay có thể nghỉ ngơi sau 35 – 40 phút làm việc.

– Hạn chế cầm vật nặng quá sức hoặc tác động lực mạnh vào cổ tay

– Thường xuyên hoạt động cổ tay bằng các bài tập nắm, co, duỗi,…

– Giữ ấm cho cổ tay, mùa đông nên đeo găng tay. Nếu làm việc trong môi trường lạnh thì đeo găng tay hở ngón

– Giảm lực cổ tay khi làm các hoạt động: gõ phím, viết chữ, chơi đàn, …

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị hội chứng ống cổ tay (đường hầm cổ tay). Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất ổn nghi vấn liên quan đến hội chứng này, bạn nên tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm, hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *