Hội chứng ruột kích thích có dấu hiệu gì và điều trị ra sao?

Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome – IBS)  là bệnh lý chức năng của ruột, có xu hướng ngày một ra tăng. Bệnh không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh song ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống – công việc. Dưới đây là các kiến thức y khoa xoay quanh hội chứng này.

Bạn đang đọc: Hội chứng ruột kích thích có dấu hiệu gì và điều trị ra sao?

1. Hiểu về khái niệm hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là chứng rối loạn chức năng của đường tiêu hóa mãn tính. Hội chứng này hay tái phát, kéo dài qua nhiều năm. Đặc trưng của bệnh là đau bụng, khó chịu ở vùng bụng, chủ yếu ở vùng bụng dưới. Kèm theo đó là thay đổi thói quen đi ngoài. Phân lỏng, phân táo, song không có tổn thương thực thể tại đại tràng về tổ chức học, sinh hóa, vi sinh.

Hội chứng ruột kích thích có dấu hiệu gì và điều trị ra sao?

2. Lịch sử – dịch tễ học của bệnh 

  • Năm 1673 Louis Guyon mô tả về chứng đau bụng đầy hơi.
  • Năm 1830 Ryle mô tả có hội chứng ruột co thắt.
  • Năm 1849 Cumming mô tả hội chứng ruột dễ bị kích thích.
  • Năm 1994 HCRKT được thế giới công nhận .
  • Năm 1999 Hội nghị tiêu hóa thế giới họp tại Rome thống nhất đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán các chứng rối loạn tiêu hóa chứng năng.
  • Hội chứng ruột kích thích là bệnh thường gặp tại các phòng khám nội, nhất là phòng khám tiêu hóa. Bệnh gặp ở người trưởng thành, tuổi từ 20 đến 50; tỷ lệ nữ nhiều hơn nam (2/1). 80% bệnh nặng gặp ở nữ.

3. Lý do dẫn tới hội chứng ruột kích thích

Cho tới nay, y học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nhưng những yếu tố sinh lý – tâm lý được cho là tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Những yếu tố được cho là có liên quan mật thiết đến hội chứng ruột kích thích đã được công nhận bao gồm:

  • Một đoạn ruột vận động bất thường.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột sau dùng kháng sinh.
  • Stress, thần kinh luôn căng thẳng, lo âu, làm triệu chứng ngày một nặng thêm.
  • Do rối loạn trục não – ruột.
  • Do chế độ ăn, hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện sau ăn một số thực phẩm nhất định tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
  • Do tăng tính thấm thành ruột.
  • Do nội tiết, các triệu chứng tăng lên trong chu kì kinh nguyệt.
  • Do gene.

Hội chứng ruột kích thích có dấu hiệu gì và điều trị ra sao?

Căng thẳng stress là một lý do dẫn tới hội chứng ruột kích thích

4. Dấu hiệu nhận biết bệnh

4.1. Triệu chứng hội chứng ruột kích thích tại đường tiêu hóa

Đau bụng được coi là triệu chứng điển hình nhất. Người bệnh có thể đau ở bất kỳ vị trí nào song chủ yếu là cơn đau ở phần bụng dưới. Cường độ và tính chất đau thay đổi liên tục. Cơn đau thường khởi phát sau ăn, nhất là sau ăn sáng. Người bệnh sẽ giảm đau hoặc hết đau sau khi đi ngoài. Cơn đau có thể đến bất chợt trong khoảng 1, 2 ngày nhưng cũng có thể kéo dài. Một tháng có thể đau vài lần, nhưng cũng có khi vài tháng mới đau.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị đầy bụng, khó chịu ở vùng bụng. Một số bệnh nhân bị rối loạn đại tiện. Đại tiện phân lỏng, phân táo. Trung tiện nhiều, cảm giác đi ngoài không hết phân. Thể trạng người bệnh có thể bình thường dù bệnh đã kéo dài nhiều năm. Bụng mềm, chướng hơi, có thể sờ thấy thừng đại tràng.

4.2. Triệu chứng ngoài đường tiêu hóa

Bên cạnh những biểu hiện ở đường tiêu hóa kể trên thì hội chứng ruột kích thích có thể có triệu chứng ở các cơ quan khác: 

  • Thần kinh – cơ: đau đầu mất ngủ, rối loạn vị giác, lo âu, đau cơ, trầm cảm nặng, lo lắng bệnh ác tính ở ruột.
  • Tim mạch: Hồi hộp đánh trống ngực, nóng bừng mặt.
  • Tiết niệu: Tiểu khó, tiểu gấp.
  • Sinh dục: Rối loạn kinh nguyệt.
  • Hô hấp: Co thắt phế quản, khó thở kiểu hen.

Tìm hiểu thêm: Hình ảnh nội soi đại tràng

Hội chứng ruột kích thích có dấu hiệu gì và điều trị ra sao?

Khó thở cũng có thể là 1 triệu chứng của bệnh

5. Chẩn đoán bằng cách nào?

Hiện nay các cơ sở y tế đang chẩn đoán hội chứng ruột kích thích bằng phương pháp loại trừ. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện đầy đủ các thăm dò, xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm phân.
  • Nội soi đại trực tràng.
  • Sinh thiết trực tràng, đại tràng.
  • Chụp khung đại tràng.

Khi người bệnh có trên một triệu chứng sau thì cần loại trừ hội chứng ruột kích thích:

  • Tuổi trên 50, đau bụng và rối loạn phân xuất hiện lần đầu.
  • Mệt mỏi chán ăn, thiếu máu, sụt cân nhanh.
  • Sốt,bạch cầu tăng, lắng máu tăng, CRP tăng.
  • Đại tiện phân nhầy máu.
  • Phân nhỏ, dẹt, kéo dài.
  • Tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng.

6. Điều trị

Đây là bệnh mãn tính, lành tính kéo dài nhiều năm, tái phát từng đợt. Bệnh không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, không nguy hiểm tới tính mạng. Do đó điều trị hội chứng này chỉ mang tính chất hỗ trợ chữa trị các triệu chứng nổi trội để cải thiện chất lượng cuộc sống. Các phương pháp trị bệnh phổ biến gồm:

6.1. Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chuyên biệt. Người bệnh cần tuân thủ theo đơn thuốc mà bác sĩ kê, tuyệt đối không tự ý mua sử dụng. Các loại thuốc được dùng đến thường xuyên gồm:

  • Thuốc chống co thắt có tác dụng giảm đau: Nospa, Spasfon, Buscopan, Mebeverine.
  • Thuốc điều trị táo bón: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Duphalac, Forlax.
  • Thuốc điều trị tiêu chảy: Dẫn chất á phiện không gây nghiện: Loperamide, thuốc bảo vệ niêm mạc ruột, hấp thụ độc chất: Actapulgide, Smecta, carbogast.
  • Men vi sinh vật liều cao: 02 – 10 tỷ /24h có thể có tác dụng: Enterogermina, Antibio, Lactomin…
  • Kháng sinh: Rifaximin.
  • Thuốc giải lo âu, an thần: nhóm benzodiazepin (seduxen), thảo dược Đông y (rotunda).
  • Thuốc chống trầm cảm: nhóm TCA, nhóm SSRIs.

Hội chứng ruột kích thích có dấu hiệu gì và điều trị ra sao?

>>>>>Xem thêm: Viêm tá tràng – Nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh

(Minh họa) Hội chứng ruột kích thích có thể điều trị bằng thuốc

6.2. Chế độ ăn

Điều trị hội chứng ruột kích thích không dùng thuốc là phương pháp cần được ưu tiên. Chế độ dinh dưỡng giữ 1 vai trò tối quan trọng. Người bệnh không cần phải kiêng khem quá mức song cũng cần tránh những thực phẩm làm cho triệu chứng nặng nề thêm. List thực phẩm cần tránh bao gồm: 

  • Thực phẩm gây đầy bụng, chướng bụng, chậm tiêu, dễ sinh hơi (đồ xào rán, bánh ngọt nhiều bơ sữa, khoai, sắn, trái cây ngọt nhiều đường như cam, quýt, mít, xoài,…).
  • Lúa mì lúa mạch với hàm lượng gluten cao .
  • Thực phẩm fodmap.
  • Đồ uống có gas, chất kích thích ( rượu, bia, nước ngọt có gas, cà phê,….).
  • Không ăn thực phẩm để quá lâu, bảo quản không tốt.
  • Khi người bệnh bị táo bón, cần ăn tăng chất xơ, uống nhiều nước.
  • Khi người bệnh bị tiêu chảy, cần tránh thực phẩm có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa muối…).
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ ( không ăn quá no và cũng không để đói) giúp điều chỉnh nhu động ruột.

6.3. Điều trị tâm lý

Người bệnh cần duy trì mối quan hệ gần gũi, thân thiết với bác sĩ. Thường xuyên chia sẻ những suy nghĩ để được bác sĩ tháo gỡ khúc mắc, trấn an tinh thần. Bác sĩ cần giải thích rõ cho người bệnh hiểu hội chứng này không phải là bệnh có tổn thương thực thể tại ruột. Đây chỉ là những rối loạn chức năng mãn tính từng đợt kéo dài nhiều năm và có những đợt thoái lui hoàn toàn, không có triệu chứng không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Người bệnh cần tạo cho mình tâm lý thư giãn thoải mái. Các phương pháp mà bệnh nhân có thể thử bao gồm: đi bộ, tập aerobic, ngồi thiền, dưỡng sinh, nghe nhạc,…. Người bệnh nên lập nhóm, tham gia câu lạc bộ, trao đổi kinh nghiệm cùng nhau trong chế độ ăn, lựa chọn cho mình thức ăn phù hợp nhất.

Hy vọng bài phân tích trên đã giúp bạn có những kiến thức, nhìn nhận chuẩn xác về hội chứng ruột kích thích. Nếu bạn có triệu chứng đau bụng, khó chịu ở vùng bụng, rối loạn phân cần tới bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được khám và điều trị, tránh những lo âu, căng thẳng không cần thiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *