Hội chứng ruột kích thích là một trong các tình trạng rối loạn trong bộ máy tiêu hóa thường gặp gây nên nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
Bạn đang đọc: Hội chứng ruột kích thích là gì?
1. Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích còn có tên gọi khác là rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng co thắt, là một rối loạn thường gặp và có ảnh hưởng đến đại tràng. Hội chứng này gây ra những cơn đau bụng, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.
Bệnh khiến cơ thể luôn có cảm giác khó chịu. Hội chứng này không gây tổn thương vĩnh viễn đến ruột già mà chỉ gây ra hiện tượng viêm nhiễm hay những thay đổi trong mô ruột, làm tăng tỷ lệ mắc ung thư đại tràng.
2. Nguyên nhân gây bệnh
2.1 Rối loạn nhu động ruột
ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển thức ăn qua các ống tiêu hóa, dẫn đến tình trạng thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa quá nhanh hoặc quá chậm, gây tiêu chảy hay táo bón.
2.2 Thực phẩm gây hội chứng ruột kích thích
một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra hiện tượng ruột kích thích tùy theo sự nhạy cảm với thức ăn của mỗi người. Những nhóm thức ăn phổ biến thường là nguyên nhân của bệnh là rượu, đồ uống có ga, caffeine, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên, xào…
2.3 Yếu tố tâm lý
Căng thẳng dài ngày, tâm lý lo lắng cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng tới tiêu hóa
2.4 Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc kháng sinh gây ra tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa, có thể xảy ra ở mức độ từ nhẹ đến nặng.
2.5 Thay đổi nội tiết tố gây hội chứng ruột kích thích
Nhiều chị em có cảm nhận các dấu hiệu của bệnh nặng hơn ở trước hoặc sau khi kinh nguyệt. Lý do là vì nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Nguy cơ mắc hội chứng này ở phụ nữ cũng cao gấp 2 lần so với nam giới.
2.6 Yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh có nguy cơ cao hơn so với người bình thường.
Tìm hiểu thêm: Polyp đại tràng có nguy hiểm không, có cần cắt bỏ không?
3. Triệu chứng hội chứng ruột kích thích
3.1 Đau bụng
Đau bụng thường xuất hiện ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái. Cũng có lúc ở bên phải thượng vị, có thể chạy dọc theo khung đại tràng.
Ngoài ra người bệnh có thể bị trướng bụng. Cảm giác đầy bụng, nóng ở vùng thượng vị, ăn nhanh no, buồn nôn, cảm giác có vướng ở vùng họng.
3.2 Thay đổi thói quen đi ngoài
Tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu chảy xen lẫn với từng đợt táo bón. Người mắc bệnh có nhu động ruột hoạt động bất thường. Hay có cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức. Thường có cảm giác chưa thoải mái hoặc chưa đi hết phân sau khi đại tiện.
3.3 Mệt mỏi, căng thẳng
Áp lực từ các yếu tố gia đình, xã hội, công việc có thể gây căng thẳng và ảnh hưởng tiêu hóa. Lúc này cơ thể mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm.
Các triệu chứng xuất hiện không đặc hiệu và có thể thay đổi theo thời gian. Dấu hiệu bệnh cũng phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Khi ăn đồ ăn không phù hợp, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức. Khi kiêng khem các thực phẩm đó thì các triệu chứng sẽ biến mất.
4. Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn chưa rõ ràng. Bởi vậy nên chưa có nguyên tắc nào phòng tránh được bệnh. Một số biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.
– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: Rau, củ, quả.
– Tránh các thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ, thực phẩm cay nóng…
– Uống đủ nước mỗi ngày
– Tránh các loại đồ uống có ga, chất kích thích như cà phê, rượu, bia…
– Không nên ăn thức ăn để lâu ngày, thức ăn ôi thiu, điều kiện bảo quản thức ăn không đảm bảo.
– Không ăn thực phẩm khó tiêu, dễ gây đầy hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả nhiều đường.
– Không tự ý sử dụng thuốc. Nên uống theo chỉ định của bác sĩ.
– Thường xuyên tập thể dục, vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
– Nên thư giãn đầu óc. Không để tâm trạng căng thẳng, lo lắng quá mức, trầm cảm.
>>>>>Xem thêm: Khám tiêu hóa là khám những gì và khi nào cần thực hiện?
5. Chẩn đoán và điều trị hội chứng ruột kích thích
5.1 Phương pháp chẩn đoán
Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích khá khó khăn. Thông thường, bác sĩ dùng phương pháp loại trừ để chẩn đoán bệnh, tức là loại bỏ dần các bệnh lý tương tự mà nghi ngờ bệnh nhân mắc phải.
Bên cạnh khám lâm sàng cùng với thông tin về bệnh sử, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm hóa sinh, chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính, X-quang hay nội soi ống tiêu hóa dưới để giúp chẩn đoán chính xác bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo khi người bệnh có các biểu hiện của bệnh tiêu hóa cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Lúc này, người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm và thủ tục cần thiết để xác định bệnh. Sau đó có hướng điều trị kịp thời, tránh bệnh nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
5.2 Phương pháp điều trị
Hội chứng ruột kích thích là bệnh tiêu hóa khá phổ biến, liên quan đến rối loạn xảy ra ở đường tiêu hóa. Đặc trưng nhất của bệnh là tình trạng đau bụng tái phát nhiều lần. Thay đổi thói quen đại tiện liên tục, dẫn đến bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống. Phương pháp điều trị hội chứng này hiệu quả là điều trị các triệu chứng. Đồng thời kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng người, tránh các loại thực phẩm dễ gây kích thích.
Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị hiệu quả các bệnh tiêu hóa. Trong đó có hội chứng ruột kích thích. Chuyên khoa Tiêu hóa quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống y tế hiện đại. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu thăm khám và điều trị của mọi khách hàng