Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?

Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người. Những người này thường sẽ gặp các vấn đề về đường ruột, tuy nhiên các phương pháp điều trị hiện nay cũng mang lại hiệu quả rất tốt. Hội chứng này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Bạn muốn hiểu về hội chứng ruột kích thích, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?

 1. Khái quát về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn của ống tiêu hóa, biểu hiện rõ nhất ở đại tràng. Tình trạng này thường xảy ra và tái đi tái lại nhiều lần nhưng không tìm thấy các tổn thương về mặt giải phẫu bệnh, sinh hóa hay tổ chức học ở ruột. Đây là một hội chứng lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây bất tiện không ít đến người bệnh, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Hội chứng ruột kích thích khởi phát ở lứa tuổi vị thành niên, không loại trừ khả năng khi về già bệnh mới xuất hiện các dấu hiệu. Theo một số nghiên cứu cho rằng nữ giới có khả năng xuất hiện hội chứng cao hơn gấp đôi nam giới.

Cơ chế bệnh sinh gồm 3 nội dung chính như sau:

– Chức năng của ống tiêu hóa có sự cảm thụ khác thường: tăng khả năng nhạy cảm nên các cơ quan tiêu hóa dễ bị kích thích.

– Tính chịu đựng của ruột bị thay đổi, khả năng chịu áp lực của khối thức ăn ở một vài đoạn ruột bị giảm.

– Rối loạn vận động của ruột: nếu nhu động ruột tăng sẽ gây ra tiêu chảy, ngược lại nếu nhu động giảm sẽ gây táo bón

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích

Đến nay, vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chính nào gây ra hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra các triệu chứng của hội chứng kích ruột được giải thích rằng do sự tương tác sai lệch giữa não và đường tiêu hóa gây ra triệu chứng co cơ bất thường từ đó dẫn đến các chứng tiêu chảy, táo bón.

2.1 Co thắt cơ trong ruột

Dựa trên giải phẫu bệnh, lớp cơ là lớp lót ở thành ruột có khả năng co bóp nhịp nhàng trong quá trình vận chuyển thức ăn. Khi bạn gặp phải hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt sẽ mạnh hơn, kéo dài hơn dẫn đến tình trạng đầy hơi, bụng chướng, tiêu chảy. Ngược lại, nếu các cơ co thắt yếu đi sẽ gây táo bón.

Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?

Đầy bụng, chướng hơi là triệu chứng điển hình của người bị hội chứng ruột kích thích

2.2 Hệ thần kinh ở đường tiêu hóa

Sự phối hợp không nhịp nhàng giữa các tín hiệu của não và đường ruột làm cho cơ thể phản ứng quá mức gây ra các hiện tượng khó chịu, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón

2.3 Nhiễm trùng

Nguyên nhân này thường do bệnh lý gây ra. Nếu bạn đang mắc phải bệnh viêm dạ dày ruột nhưng không được điều trị kịp thời triệt để cũng rất dễ dẫn đến hội chứng này

2.4 Căng thẳng, stress

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người gặp phải hội chứng ruột kích thích đều từng bị stress dài. Tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn nếu bạn thường xuyên gặp áp lực trong công việc và cuộc sống. 

2.5 Vi khuẩn đường ruột bị thay đổi

– Vi khuẩn đường ruột bị thay đổi: sự phát triển quá mức các vi khuẩn trong đường ruột cũng có thể gây ra hội chứng ruột kích thích. 

2.6 Nguyên nhân khác

– Thực phẩm: khi bạn dung nạp một số thực phẩm nhất định có thể gây ra hội chứng ruột kích thích nghiêm trọng.

– Sự thay đổi hormone trong cơ thể như chu kỳ kinh nguyệt,…

– Do tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh

– Yếu tố di truyền

3. Triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích

3.1 Triệu chứng điển hình

– Bụng cứng và đau: người mắc hội chứng này thường gặp phải những cơn đau không cụ thể, không ở một vị trí nhất định. Cơn đau kéo dài khoảng từ 1 đến 2 ngày hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Đau nhiều sau khi ăn xong hoặc chưa kịp ăn xong đã cảm thấy đau, bụng dưới bên trái nổi cục cứng nhất là khi ăn phải đồ lạ.

– Táo bón, tiêu chảy: người bệnh đại tiện phân táo có nhầy bọc phân. Ngoài ra, tiêu chảy cũng là triệu chứng hay gặp ở người mắc hội chứng này. Thậm chí có nhiều bệnh nhân vừa táo bón vừa tiêu chảy. Tuy nhiên, khi mắc hội chứng ruột kích thích, phân đi ra không dính máu.

– Cảm giác đầy hơi, nặng bụng.

– Người bệnh mất ngủ, đau đầu. Nếu kéo dài rất dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm ở người bệnh.

– Luôn có cảm giác chưa đi hết phân, trung tiện nhiều lần.

3.2 Triệu chứng ruột kích thích ruột ở nam giới và nữ giới khác nhau như thế nào?

– Ở nam giới, các triệu chứng tương đồng với những triệu chứng kể trên. Tuy nhiên, họ thường có tâm lý chủ quan không đi thăm khám để điều trị. Đến khi các triệu chứng bắt đầu trở nặng, xuất hiện nhiều biến chứng, bệnh chuyển sang mãn tính gây khó khăn rất nhiều trong việc điều trị.

– Ở nữ giới, hội chứng này thường xuất hiện ở chu kỳ kinh nguyệt. Việc rối loạn nội tiết tố cũng là nguyên nhân bị kích thích ruột ở phụ nữ mang thai.

Các triệu chứng này có thể thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào bệnh nhân có chế độ ăn uống ra sao. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo khi phát hiện ra một số dấu hiệu tương đồng kể trên hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

4. Biến chứng của hội chứng ruột kích thích

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng không mong muốn cụ thể như:

– Stress: tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra thường xuyên, có tính tái phát, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo âu, lâu dần sẽ dẫn đến stress cho người bệnh.

Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?

Hội chứng ruột kích thích có thể dẫn đến stress gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn

– Gây giảm cân đột ngột: Hội chứng ruột kích thích bao gồm một nhóm các triệu chứng liên quan đến rối loạn chức năng tiêu hóa mà thành. Khi gặp phải các triệu chứng đấy sẽ gây cảm giác chán ăn. Chưa hết, tình trạng đau bụng khi ăn phải thức ăn lạ, táo bón hay tiêu chảy nhiều ngày làm cho người bệnh giảm hấp thu các chất dinh dưỡng nên nguy cơ sụt cân là rất cao.

5. Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì để điều trị triệt để?

5.1 Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì? – Thuốc Tây

Người mắc phải hội chứng này nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám một cách chính xác nhất. Khi đó, bác sĩ sẽ xác định rõ mức độ hội chứng kích thích mà bạn gặp phải. Cuối cùng sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp cho bạn. 

Các nhóm thuốc thường được sử dụng cho hội chứng kích thích ruột:

– Thuốc giảm đau, co thắt: Duspatalin, No-spa,…

– Thuốc giảm táo bón: Duphalac, Forlax…

– Thuốc giảm tiêu chảy: Loperamid, Smecta,…

– Chống sinh hơi: Pepsane, than hoạt tính,…

Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Đau dạ dày ăn gì để giảm đau

Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?

hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì là câu hỏi nhiều người thắc mắc

5.2 Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì hiệu quả? – Dược liệu có nguồn gốc tự nhiên 

– Lá cây lược vàng: sử dụng lá cây này có tác dụng làm giảm các cơn đau co thắt đại tràng hiệu quả. 

– Sử dụng nha đam giúp cải thiện vấn đề tiêu hóa, viêm đại tràng co thắt.

– Lá ổi có tác dụng rất tốt đối với hội chứng ruột kích thích. Nó giúp cầm tiêu chảy, giảm đau bụng, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

– Quả sung giúp việc tiêu hóa làm việc tốt hơn. Quả này hỗ trợ cho sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột.

– Củ sen có tác dụng thanh lọc cơ thể, hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm co thắt đại tràng.

– Hoa chuối chưa rất nhiều chất xơ. Nó giúp cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón, ngăn ngừa bệnh trĩ.

– Nghệ: có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giảm co thắt đại tràng, giảm tiêu chảy, đầy bụng,…

Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?

>>>>>Xem thêm: 5 dấu hiệu bị viêm dạ dày và các thông tin cần biết 

Nghệ là một trong những dược liệu có lợi rất tốt cho hệ tiêu hóa

Các bài thuốc này có ưu điểm dễ tìm kiếm, tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Nguyên liệu chính lấy từ thiên nhiên nên rất lành tính, không có tác dụng phụ.

6. Biện pháp ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích

– Ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại cho đường ruột.

– Tăng cường các thực phẩm chứa probiotic như sữa chua,…

– Từ bỏ rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê,…

– Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, những thực phẩm giàu chất béo. Tăng cường ăn các thực phẩm chứa chất xơ từ rau, củ, quả,…

– Giảm stress qua lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập thể thao.

Hội chứng kích thích ruột là hội chứng ai cũng có thể mắc phải. Tuy hội chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và trả lời được câu hỏi hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì? Nếu các bạn phát hiện các triệu chứng trên thì nên chủ đông đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Mong rằng các bạn sẽ có thể áp dụng những biện pháp phòng tránh hội chứng kích thích ruột để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *