Sốt xuất huyết ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, vì vậy nhận biết sớm dấu hiệu cũng như chăm sóc phòng ngừa bệnh cho trẻ đóng vai trò quan trọng.
Bạn đang đọc: Hỏi đáp bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Vì sao trẻ em dễ mắc sốt xuất huyết hơn người lớn?
So với người lớn, sốt xuất huyết ở trẻ em có tỷ lệ cao hơn, điều này là do trẻ thường chưa có ý thức phòng tránh muỗi đốt, mặt khác cơ thể trẻ còn non yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ thường dễ bị nhiễm bệnh.
Muỗi đốt là nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
Sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện như thế nào?
Khi trẻ bị sốt xuất huyết thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, thời gian sốt có thể kéo dài từ 2- 7 ngày, kèm theo biểu hiện như mặt đỏ phừng, da xung huyết, đau đầu, nhức mỏi khắp người.
Một số trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết còn kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, sốt xuất huyết ở trẻ trong giai đoạn phởi phát bệnh không có triệu chứng đặc hiệu, nên không thể phân biệt với các loại virut khác.
Sốt xuất huyết ở trẻ khi nào cần nhập viện ngay?
Tìm hiểu thêm: Bé bị tay chân miệng do EV71 dễ biến chứng thần kinh nguy hiểm
Trẻ có dấu hiệu xuất huyết dưới da ở khắp nơi trên cơ thể
Khi thấy cơ thể trẻ xuất hiện các dấu hiệu như, lừ đừ, mệt mỏi,nôn nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, phình bụng, chân tay lạnh,mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp không đo được. Cần cho trẻ nhập viện cấp cứu ngay để tránh hậu quá xấu nhất.
Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà như thế nào?
Đối với những trường hợp trẻ sốt xuất huyết được bác sĩ cho điều trị tại nhà, cha mẹ cần hạ sốt đúng cách cho trẻ, nếu trẻ sốt cao ≥ 38, 5 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, gây co giật.
Chú ý dinh dưỡng cho trẻ, nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và chia nhỏ bữa ăn cho trẻ.
Bổ sung nhiều nước hơn bình thường cho trẻ, nên cho trẻ uống nước điện giải Oresol, nước lọc, và một số loại nước trái cây, nước cam, nước chanh,
Cần đưa trẻ đi tái khám theo hẹn của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Trẻ em biếng ăn: “thổi bay” nhanh chóng nhờ các mẹo sau
Phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ cho trẻ, cần thiết đưa trẻ đi viện khi trẻ sốt quá cao
Có nên cạo gió cho trẻ bị sốt xuất huyết không?
Không nên cạo gió khi trẻ bị sốt xuất huyết, bởi phương pháp này có thể làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
Xét nghiệm và điều trị sốt xuất huyết ở đâu?
Với mong muốn chung tay cùng cộng đồng nhanh chóng đẩy lùi đại dịch SXH, Bệnh
viện Đa khoa Quốc tế đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc tiếp nhận, khám chữa và điều trị nội trú cho bệnh nhân SXH. Đây là một trong các đơn vị y tế có thế mạnh trong việc chẩn đoán sớm và điều trị sốt xuất huyết. Hiện tại, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang thực hiện hai loại xét nghiệm sốt xuất huyết phục vụ người dân bao gồm: Xét nghiệm NS1Ag giúp phát hiện sớm sốt xuất huyết trong 1-2 ngày đầu tiên và xét nghiệm Dengue IgM và IgG phát hiện sốt xuất huyết trong 3 – 5 ngày.
Bên cạnh đó, những bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm của bệnh viện cũng sẵn sàng nỗ lực ở mức cao nhất để điều trị cho các bệnh nhân.
Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được đội ngũ điều dưỡng viên chăm sóc chu đáo, tận tình.
Để mang đến lợi ích khám chữa bệnh cho mọi người dân, bệnh viện Thu Cúc còn áp dụng thanh toán bảo hiểm theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Hệ thống tổng đài đặt hẹn khám và hỗ trợ tư vấn người bệnh 1900 55 88 92, hotline 0936 388 288 sẽ giúp bạn hạn chế tối đa thời gian chờ đợi và giải đáp mọi thắc mắc khi cần thiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.