Hỏi – đáp: Đau xương mu có phải sắp sinh không?

Chào chuyên mục tư vấn sức khỏe của Hệ thống Y tế Thu Cúc. Em đang mang bầu ở tuần 38. Dạo gần đây em thấy bị đau âm ỉ ở khu vực xương mu. Mức độ đau khác nhau tùy vào thời điểm trong ngày khiến em rất lo lắng. Bác sĩ cho em hỏi đau xương mu có phải sắp sinh không?

Bạn đang đọc: Hỏi – đáp: Đau xương mu có phải sắp sinh không?

Hoàng Lan (Ba Đình, HN)

Trả lời

Chào Lan, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Hệ thống Y tế Thu Cúc. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Đau xương mu khi mang thai là biểu hiện mà mẹ bầu thường xuyên gặp phải. Triệu chứng này không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên chủ quan với biểu hiện này, cần theo dõi sức khỏe và thai kỳ đều đặn.

Hỏi – đáp: Đau xương mu có phải sắp sinh không?

Đau xương mu có phải sắp sinh không?

1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau xương mu những tháng cuối thai kỳ.

Ở những tháng cuối thai kỳ, có nhiều lý do khiến mẹ bầu bị đau xương mu, xương chậu, thắt lưng, hông:

1.1. Bé quay đầu

Vùng xương mu làm nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể nên vào những tuần cuối của thai kì, đầu thai nhi bắt đầu xuống thấp hơn. Các dây chằng, khớp xương ở vùng chậu giãn nở hết mức có thể để sẵn đón bé yêu chào đời. Vì thế mà mẹ bầu cảm thấy ê mỏi, đau xương mu, xương chậu…

1.2. Mẹ bị thiếu canxi

Các cơn đau ở vùng xương mu xuất hiện có thể là do mẹ bị thiếu canxi. Việc thiếu hụt canxi trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu trở thường xuyên đau nhức xương mu, xương chậu. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, tình trạng đau xương mu diễn ra liên tục hơn khiến mẹ bầu khó chịu.

1.3. Mẹ có tiền sử mắc các bệnh ở khớp như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm

Những mẹ có tiền sử mắc bệnh lý xương khớp cũng bị đau xương mu, cột sống trong thời gian mang thai. Lúc này, cột sống phải gánh cơ thể quá nặng, dẫn tới tình trạng các khớp xương bị thoái hóa nặng hơn gây đau.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng chèn dây thần kinh

Hỏi – đáp: Đau xương mu có phải sắp sinh không?

Đau xương mu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào

1.4. Do vận động, đi lại nhiều

Ở những tuần thai cuối, nếu mẹ bầu đi lại và vận động quá nhiều cũng khiến vùng xương mu chịu áp lực cao gây đau. Ngoài ra, mẹ còn bị đau khớp háng, lưng, bẹn, hông…

2. Đau xương mu có phải sắp sinh không?

Như đã nói ở trên, việc đau xương mu ở những tháng cuối thai kỳ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Triệu chứng này không phải hiếm gặp nên chưa thể khẳng định tình trạng đau xương mu là do sắp sinh. Những cơn đau xương mu này sẽ có thời gian dài, ngắn khác nhau tùy vào cơ địa mỗi mẹ bầu. Có trường hợp còn không gặp tình trạng này khi mang thai.

Nếu chỉ là tình trạng đau xương mu, khớp háng trong giai đoạn trước 37 tuần thì mẹ bầu không nên quá lo lắng, bởi đây cũng chỉ là những dấu hiệu bình thường trong thời kỳ mang thai.

3. Cách khắc phục đau xương mu

Để khắc phục tình trạng đau xương mu, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp như:

  • Duy trì tư thế đúng, lưng thẳng, có gối tựa sau lưng nếu ngồi.
  • Không tạo áp lực lên vùng xương háng. Tốt nhất mẹ nên sử dụng đai đeo thắt lưng để đỡ xương chậu, giảm trọng lượng đè lên khớp mu.
  • Sử dụng gối ôm bà bầu khi ngủ

Hỏi – đáp: Đau xương mu có phải sắp sinh không?

>>>>>Xem thêm: Gãy tay bắt vít

Mẹ bầu cần theo dõi thai kỳ đều đặn, khắc phục sớm những triệu chứng đau nhức ở cơ thể

  • Bổ sung đầy đủ canxi
  • Uống đủ nước

Nếu đau xương mu ở tháng cuối thai kỳ đi kèm với dấu hiệu sa bụng, đi tiểu nhiều, ra máu báo hoặc đau âm ỉ từng cơn ở vùng bụng thì mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần vì đó là biểu hiện em bé sắp chào đời.

Nếu gặp phải tình trạng này, mẹ bầu cần tới ngay bệnh viện để bác sĩ theo dõi và chuẩn bị kịp thời cho quá trình chuyển dạ.

Bạn không nên quá lo lắng về tình trạng đau xương mu ở những tháng cuối của thai kỳ. Bạn nên theo dõi thai kỳ đều đặn, tích cực bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đúng cách, khoa học để có một cơ thể khỏe mạnh.

Chúc bạn sức khỏe!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *