Hỏi đáp: Loạn thị có chữa được không?

Loạn thị là một tật khúc xạ khá phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Bệnh khiến thị lực bị ảnh hưởng, gây ra mờ mắt khi nhìn. Vậy, câu hỏi đặt ra rằng: “Loạn thị có chữa được không?”, và “Chữa như thế nào?”. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm câu trả lời thì đừng bỏ qua bài viết này của Thu Cúc TCI nhé!

Bạn đang đọc: Hỏi đáp: Loạn thị có chữa được không?

1. Tổng quan về loạn thị

Loạn thị là tật khúc xạ xuất hiện khi có sự bất thường về hình dạng giác mạc. Lúc này, ánh sáng đi vào mắt không thể tập trung đều trên võng mạc mà hội tụ tại nhiều điểm khác nhau. Từ đó gây ra triệu chứng nhìn mờ hoặc méo ở mọi khoảng cách. Bệnh có thể xảy ra do bẩm sinh, hoặc đôi khi phát triển từ từ trong suốt cuộc đời.

Người bị loạn thị thường có các triệu chứng như: Thị lực kém, hình ảnh biến dạng, hay nhức đầu, mỏi mắt, nheo mắt, mắt bị kích ứng, khó nhìn vào ban đêm,…

Hỏi đáp: Loạn thị có chữa được không?

Loạn thị là tật khúc xạ xuất hiện khi có sự bất thường về hình dạng giác mạc

2. Loạn thị có chữa được không?

Với nền y học hiện đại ngày nay, loạn thị hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu người bệnh được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ loạn thị, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án cải thiện thị lực khác nhau.

2.1 Luyện tập

Đối với các trường hợp loạn thị nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các bài luyện tập mắt tại nhà.

– Bài tập thư giãn cơ mắt:

Khi bị loạn thị, các cơ mắt thường khá căng thẳng vì phải điều tiết nhiều. Việc thực hiện đều đặn bài tập giãn cơ mắt sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng này.

Bạn chỉ cần lấy ngón tay cái cái dựng thẳng đứng trước mặt sao cho ngón tay ngang tầm với mắt, đồng thời cách mũi khoảng 10cm. Tiếp tục di chuyển từ từ ngón tay đến độ cao mà mắt không thể nhìn thấy. Sau đó đặt ngón tay tại điểm mà mắt nhìn thấy trong khoảng 2 giây và dừng lại.

Bài tập này nên được duy trì thực hiện 2 – 4 lần/tuần, mỗi lần khoảng 2 phút. Chắc chắn nó sẽ giúp thị lực của bạn cải thiện đáng kể đấy.

– Bài tập luyện mắt:

Bài tập khá đơn giản nhưng lại có tác dụng mang lại sự hứng thú và thoải mái khi tập. Đầu tiên, bạn hãy đọc một cuốn sách mà mình yêu thích trong khoảng vài phút. Sau đó, đưa mắt nhìn sang các vật ở xung quanh bạn. Cứ làm đi làm lại quy trình này cho đến khi bạn cảm thấy mắt bị mỏi thì kết thúc bài tập.

2.2 Đeo kính

Đeo kính là phương pháp phổ biến thường được áp dụng với các trường hợp loạn thị. Tuy nhiên, kính chỉ giúp bạn nhìn rõ hơn chứ không tác động được đến cấu trúc mắt. Do đó, không thể cải thiện tận gốc tật loạn thị.

Dù vậy, đây vẫn được xem là một trong những phương pháp điều trị chính. Người loạn thị ở mức trung bình/nặng, hoặc đi kèm với tật khúc xạ khác (cận, viễn thị) mới cần phải đeo kính. Kính giúp chống lại độ cong không đồng đều ở giác mạc và thủy tinh thể trong mắt. Từ đó khắc phục chứng rối loạn thị giác mà loạn thị gây ra.

Tìm hiểu thêm: 5 Cách “sửa chữa” đơn giản tình trạng tròng kính cận ngả vàng

Hỏi đáp: Loạn thị có chữa được không?

Đeo kính là phương pháp phổ biến thường được áp dụng với các trường hợp loạn thị

– Kính gọng:

Kính gọng có chứa một thấu kính hình trụ đặc biệt giúp bù đắp lại cho hình dạng không đồng đều của mắt loạn thị. Tròng kính sẽ đưa ánh sáng tập trung tại đúng một điểm trên võng mạc. Nhờ vậy mà mắt có thể nhìn rõ ràng và ít méo mó hơn.

Bên cạnh loạn thị, kính cũng có thể điều chỉnh đồng thời các tật khúc xạ khác (cận, viễn thị).

– Kính áp tròng:

Nếu bạn lo ngại việc đeo kính gọng làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt, kính áp tròng sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn cho bạn. Giống như kính gọng, kính áp tròng chỉ có tác dụng cải thiện tạm thời khả năng nhìn. Không điều trị được tận gốc tật loạn thị.

Kính áp tròng cứng với thiết kế đặc biệt sẽ giúp định hình lại tạm thời giác mạc. Góp phần cải thiện thị lực trong một khoảng thời gian nhất định cho người loạn thị. Bạn hãy thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn loại kính phù hợp nhất.

Cần lưu ý rằng đeo kính áp tròng trong thời gian dài rất dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Vì vậy, bạn hãy vệ sinh kính thường xuyên để bảo vệ đôi mắt luôn khỏe mạnh nhé!

2.3 Phẫu thuật

Không giống như hai phương pháp trên, phẫu thuật khúc xạ là giải pháp có thể điều trị triệt để tật loạn thị. Bằng phương pháp này, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại đường cong của giác mạc. Giúp cải thiện thị lực và làm giảm nhu cầu đeo kính cho người loạn thị.

Các phẫu thuật khúc xạ cho người loạn thị phổ biến hiện nay bao gồm:

– Phẫu thuật LASIK (định hình nhu mô giác mạc với sự hỗ trợ của laser): Bác sĩ sẽ mở một đường có bản lề ở lớp biểu mô trong của giác mạc. Sau đó sử dụng tia laser excimer để điều chỉnh hình dạng giác mạc. Cuối cùng, lại đặt lại lớp biểu mô trở về vị trí cũ.
– Phẫu thuật LASEK (cắt lớp sừng dưới biểu mô với sự hỗ trợ của laser): Thay vì tạo một vạt ở trong giác mạc, bác sĩ sẽ nới lỏng lớp biểu mô bằng cồn loại đặc biệt. Sau đó dùng tia laser excimer thay đổi độ cong giác mạc rồi định vị lại biểu mô ban đầu. (Đối với phương pháp Epi – LASIK, bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật đặc biệt thay cho cồn)
– Phẫu thuật PPK: Bác sĩ tiến hành loại bỏ lớp biểu mô bảo vệ giác mạc. Sau đó để lớp biểu mô này phát triển lại một cách tự nhiên, phù hợp với hình dạng mới của giác mạc. Bạn có thể sẽ cần đeo kính áp tròng trong một vài ngày đầu sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, các phương pháp phẫu thuật này cũng có thể tiềm ẩn một số biến chứng như:

– Sửa chữa thiếu hoặc đôi khi là quá mức tình trạng loạn thị ban đầu
– Nhìn thấy quầng sáng hoặc đốm sao (giống như khi nhìn vào bóng đèn)
– Khô mắt
– Nhiễm trùng
– Sẹo giác mạc
– Mất thị lực (trường hợp này rất hiếm gặp)

Vì vậy, trước khi phẫu thuật, bạn nên tham khảo kỹ càng ý kiến từ bác sĩ nhãn khoa để nắm được các rủi ro tiềm ẩn và lựa chọn loại phẫu thuật phù hợp nhất.

Hỏi đáp: Loạn thị có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Tật khúc xạ nhược thị liệu có thể chữa khỏi hoàn toàn?

Loạn thị hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách

Như vậy, trên đây là những thông tin về tật loạn thị mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “Loạn thị có chữa được không?”. Để được giải đáp các thắc mắc khác liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi sớm và nhận tư vấn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *