Bị rong kinh thì có thai không chắc hẳn là vấn đề thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Trên thực tế, nếu hiện tượng rong kinh kéo dài quá lâu sẽ có khả năng đe dọa tới sức khỏe sính sản của chị em. Cùng đọc bài viết chi tiết bên dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé.
Bạn đang đọc: Hỏi đáp: Phụ nữ bị rong kinh thì có thai không?
1. Hiện tượng rong kinh ở chị em phụ nữ có nguy hiểm không?
1.1. Rong kinh có thể coi là nỗi ám ảnh của phụ nữ
Rong kinh là tên gọi của một hiện tượng thường hay xảy ra ở chị em phụ nữ. Hiện tượng này không phân biệt các độ tuổi và thời điểm nào. Chúng cũng xảy ra xuất phát từ nhiều lý do cũng như nguyên nhân khác nhau. Khi phụ nữ gặp phải tình trạng rong kinh, nội tiết tố bên trong cơ thể đã có sự thay đổi, rối loạn nhất định. Chị em có thể sẽ phải đối mặt với việc chu kỳ kinh nguyệt ra sớm, ra muộn bất thường. Không chỉ vậy, kinh nguyệt còn có thể tiết ra ngắn ngày, dài ngày hơn.
Rong kinh, rong huyết cũng là một trong số những hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thường gặp. Chúng gây nên nỗi ám ảnh cho chị em phụ nữ bởi cả về số lượng lẫn thời gian. Khi gặp phải tình trạng này, phụ nữ thường có xu hướng kéo dài ngày kinh nguyệt tiết ra, khoảng từ 7 đến 10 ngày thậm chí dài hơn. Lượng máu kinh nguyệt tiết ra có thể nhiều hơn 80ml/chu kỳ. Tùy vào cơ địa từng người mà rong kinh sẽ có thể đi kèm với các biểu hiện khác như: đau vùng bụng dưới dữ dội, máu kinh có hiện tượng vón cục, màu sắc lạ, mùi hôi khó chịu.
Rong kinh gây nên nỗi ám ảnh cho chị em phụ nữ bởi cả về số lượng lẫn thời gian
1.2. Hiện tượng rong kinh ở chị em phụ nữ xảy ra do những nguyên nhân nào?
Trước hết, có rất nhiều các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng rong kinh ở chị em phụ nữ. Một trong số đó là:
1.2.1. Phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể
Lý do này xuất phát từ việc cơ thể bên trong có sự thay đổi, phát triển. Điều này thường hay xảy ra đối với giai đoạn tuổi dậy thì, phụ nữ sau khi sinh con, giai đoạn phụ nữ tiền mãn kinh. Lúc này, các hormone rối loạn gây ra nhiều phiền toái cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em.
1.2.2. Nguyên nhân xuất phát từ tử cung, buồng trứng
Buồng trứng và tử cung của phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sức khỏe sinh sản, sinh lý nữ giới. Do vậy, chúng ta cũng không thể không nhắc tới nguyên nhân gây nên hiện tượng rong kinh ở phụ nữ là do buồng trứng, tử cung gặp vấn đề. Một trong số các vấn đề này đó là: bệnh lý buồng trứng đa nang, các loại u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý cho mẹ bầu bị cúm trong tháng đầu mang thai
Các hormone rối loạn gây ra nhiều phiền toái cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em
1.2.3. Phụ nữ có thời gian dài sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Các loại thuốc tránh thai chị em sử dụng cũng có thể là nguyên nhân gây ra tác dụng phụ là rong kinh, rong huyết, rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể. Hiện tượng rong kinh, nổi mụn, tăng cân,…đều có thể là tác dụng phụ do thuốc tránh thai gây ra.
1.2.4. Cơ thể không phù hợp với các biện pháp tránh thai
Bên cạnh uống thuốc tránh thai, thì chị em có thể sử dụng một số các biện pháp tránh thai khác như: đặt vòng, cấy que,…Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà sẽ có người hợp hoặc không hợp với các biện pháp đó. Khi cơ thể không hợp sử dụng biện pháp cũng có thể dẫn đến tình trạng rong kinh.
1.2.5. Các tác nhân khác
Một số tác nhân khác có thể kể đến là: căng thẳng, stress kéo dài, chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa điều độ,…
2. Những hệ lụy có thể gây ra bởi hiện tượng rong kinh
2.1. Bị rong kinh thì có thai không?
Trên thực tế, khi chị em phụ nữ quan hệ trong thời điểm rong kinh vẫn có khả năng có bầu. Bởi lúc này nếu tinh trùng vô tình gặp được trứng thì chúng vẫn có khả năng kết hợp để tạo ra phôi thai như bình thường. Tuy nhiên theo các bác sĩ, rong kinh là một hiện tượng nguy hiểm và lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Cụ thể là rong kinh không chỉ là vấn đề bệnh sinh lý, mà còn có thể là báo hiệu cho việc chị em phụ nữ đang mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm như: u xơ, u nang,…Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì các bệnh này có thể làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị cắt khối u quái buồng trứng
Rong kinh kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp tới giai đoạn thụ thai và có em bé.
Bên cạnh đó, rong kinh nguyệt triền miên kéo theo việc kinh nguyệt rối loạn, không đều. Chu kỳ kinh nguyệt cũng không thể đoán trước. Do đó, tình trạng này kéo dài cũng có khả năng làm ảnh hưởng trực tiếp tới giai đoạn thụ thai và có em bé.
Vậy nên khi bị rong kinh, chị em cần hết sức chú ý và nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như hỏi ý kiến bác sĩ về cách điều trị.
2.2. Bị rong kinh kéo dài có thể gây viêm nhiễm phụ khoa
Không chỉ đe dọa tới khả năng có bầu của phụ nữ, mà hiện tượng rong kinh còn có thể làm tăng nguy cơ chị em mắc các bệnh liên quan tới viêm nhiễm phụ khoa. Trong giai đoạn kinh nguyệt tiết ra, khu vực vùng kín của phụ nữ lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt, không khô thoáng. Môi trường ẩm ướt cũng là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn cư ngụ và phát triển. Lâu dần nếu không được khắc phục, tình trạng này sẽ gây ra cho phụ nữ viêm nhiễm, các bệnh phụ khoa: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến,…
2.3. Hiện tượng rong kinh kéo dài làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
Bị rong kinh kéo dài quá lâu, phụ nữ dễ bị stress, căng thẳng trong tâm lý. Lâu dần sẽ có thể trở thành nỗi ám ảnh, chướng ngại tâm lý của chị em. Ngoài ra, rong kinh kéo dài cũng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt tình dục. Quan hệ trong lúc bị rong kinh cũng mất vệ sinh và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua con đường tình dục.
Do vậy, chị em phụ nữ không nên xem thường hiện tượng này mà cần chủ động đi thăm khám để nhận được sự tư vấn và chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI có đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành, sẵn sàng giải đáp, tư vấn mọi thắc mắc cho các chị em phụ nữ tới khám. Để được hỗ trợ đặt lịch khám nhanh nhất, chị em vui lòng liên hệ qua số tổng đài của chúng tôi ngay hôm nay.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.