Hỏi đáp về bệnh Alzheimer căn bệnh nguy hiểm

Bệnh Alzheimer đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong cho người cao tuổi. Ước tính hiện nay trên thế giới có khoảng 8 triệu người đang phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này.

Bạn đang đọc: Hỏi đáp về bệnh Alzheimer căn bệnh nguy hiểm

Bệnh Alzheimer là gì?

Alzheimer là bệnh thoái hóa não bộ không hồi phục, đặc trưng bởi sự suy giảm về nhận thức, hành vi và khả năng thể chất nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày và người bệnh đòi hỏi phải được chăm sóc toàn thời gian. Các triệu chứng của bệnh khác nhau trong từng trường hợp cụ thể nhưng tất cả người bệnh Alzheimer đều có vấn đề về trí nhớ, mất phương hướng và khả năng tư duy.

Hỏi đáp về bệnh Alzheimer căn bệnh nguy hiểm

Alzheimer là bệnh thoái hóa não bộ không hồi phục, đặc trưng bởi sự suy giảm về nhận thức, hành vi và khả năng thể chất nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

Bệnh nhân Alzheimer gặp khó khăn trong việc hoàn thành câu hoặc tìm một từ đúng, không có khả năng hiểu nghĩa của từ, giao tiếp không hoạt bát. Nhiều trường hợp không còn khả năng nhận diện đồ vật, người quen, dễ bị kích động. Khi bệnh triến triển, các vấn đề về thể chất mà người bệnh có thể gặp phải là sức khỏe suy yếu, giảm khả năng kiểm soát bàng quang và ruột. Khi vùng não bị ảnh hưởng ngày mở rộng, khu vực kiểm soát các chức năng sống cơ bản, chẳng hạn như nuốt và thở, trở nên không thể phục hồi, kết quả cuối cùng là người bệnh có thể sẽ tử vong.

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer?

Bệnh Alzheimer chủ yếu ảnh hưởng tới những người từ 65 tuổi trở lên. Bởi vì bản chất của bệnh, Alzheimer không chỉ tác động tới người bệnh mà còn ảnh hưởng đến gia đình và những người chăm sóc họ.

Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer là gì?

Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng theo nghiên cứu có thể liên quan tới những bất thường làm gián đoạn khả năng liên kết giữa các tế bào thần kinh trong não. Có một số yếu tố di truyền, không di truyền và sinh học làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Các nghiên cứu cũng đã bắt đầu xác định mối quan hệ giữa tập thể dục, chế độ ăn uống, viêm nhiễm, bệnh tim mạch và sức khỏe não bộ đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Tiền sử gia đình bị bệnh Alzheimer có làm tăng nguy cơ mắc bệnh của một người hay không?

Hỏi đáp về bệnh Alzheimer căn bệnh nguy hiểm

Tiền sử gia đình mắc bệnh Alzheimer là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho biết những người mà trong gia đình có tiền sử mắc bệnh Alzheimer thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 4 đến 10 lần so với những người mà gia đình không ai mắc bệnh. Nguy cơ sẽ gia tăng nếu có nhiều hơn một thành viên trong gia đình mắc bệnh.

Nam giới hay phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer?

Mặc dù bệnh Alzheimer tấn công cả hai giới nhưng đặc biệt ảnh hưởng tới phụ nữ. Tỷ lệ tử vong do bệnh Alzheimer ở phụ nữ cũng cao hơn ở nam giới, có thể vì phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới.

Bệnh Alzheimer được chẩn đoán như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Vỡ mạch máu não: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử trí

Hỏi đáp về bệnh Alzheimer căn bệnh nguy hiểm

Bệnh Alzheimer không được chẩn đoán bằng một xét nghiệm duy nhất.

Bệnh Alzheimer không được chẩn đoán bằng một xét nghiệm duy nhất. Một đánh giá sức khỏe toàn diện bao gồm tiền sử bệnh tật, khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra tình trạng thần kinh và các xét nghiệm khác bao gồm phân tích máu, nước tiểu, điện tâm đồ, các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc chụp MRI.
Ngoài ra các thành viên khác trong gia đình cũng có thể được phỏng vấn để thu thập thông tin về hành vi của bệnh nhân.

Người bệnh Alzheimer có thể sống bao lâu?

Mỗi trường hợp là khác nhau, và sự tiến triển của bệnh thay đổi từ người này sang người khác. Tính trung bình, từ khởi phát triệu chứng, những người bị bệnh Alzheimer có thể sống trung bình từ 8 – 20 năm.

Bệnh Alzheimer được điều trị như thế nào?

Hỏi đáp về bệnh Alzheimer căn bệnh nguy hiểm

>>>>>Xem thêm: U não gây mất ngủ và nhiều triệu chứng khác 

Điều trị các triệu chứng hành vi giúp bệnh nhân Alzheimer cảm thấy thoải mái hơn và người nhà cũng thuận tiện hơn trong việc chăm sóc.

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị cho bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, các loại thuốc như donepezil (Aricept), rivastigmine (Exelon), hoặc galantamine (Reminyl) có thể giúp trì hoãn sự tiến triển của các triệu chứng liên quan đến bệnh Alzheimer. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng hành vi, chẳng hạn như mất ngủ, kích động, lo âu và trầm cảm. Điều trị các triệu chứng hành vi giúp bệnh nhân Alzheimer cảm thấy thoải mái hơn và người nhà cũng thuận tiện hơn trong việc chăm sóc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *