Bệnh đau nửa đầu ở trẻ em thường khu trú chỉ ở 1 bên đầu và diễn biến có tính chu kỳ, bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ
Bạn đang đọc: Hỏi đáp về bệnh đau nửa đầu ở trẻ em
Nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu ở trẻ em là gì?
Đau nửa đầu ở trẻ thường là do sự rối loạn co giãn các mạch máu não, tuy nhiên nguyên nhân gây rối loạn co giãn mạch máu não lại chưa được xác định rõ ràng. Nói cách khác hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây đau nửa đầu ở trẻ, người ta chỉ đề cập tới một số yếu tố nguy cơ gây bệnh như nhóm trẻ ở lứa tuổi dậy, tiền sử bệnh gia đình, nếu trong gia đình mẹ bị đau nửa đầu căn nguyên mạch máu thì con gái cũng bị.
bệnh đau nửa đầu ở trẻ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt cũng như việc học tập của trẻ
Ngoài ra, vào chu kỳ kinh nguyệt, hoặc do ảnh hưởng các yếu tố tâm lý như xúc động mạnh, cũng có khả năng gây bệnh đau nửa đầu.
Phân biệt đau nửa đầu căn nguyên mạch máu với chứng đau đầu thông thường
Đau nửa đầu căn nguyên mạch máu thường khởi phát sau những hoạt động gắng sức, hay sau khi bị nhiễm trùng hoặc khi ăn phải một số loại thức ăn như sữa bò, trứng, sô-cô-la…Ở bé gái bệnh có thể xuất hiện trước ngày hành kinh. Và đối với chứng đau nửa đầu căn nguyên mạch, trước khi khởi phát bệnh có dấu hiệu như thay đổi tính cách, người mệt mỏi, kém ăn và đau đầu.
Bệnh đau nửa đầu ở trẻ thường dữ dội, điểm khởi phát cơn đau là vùng trán một bên đôi khi cả hai bên sau đó lan ra nửa đầu hoặc toàn bộ đầu. Khi đau mặt trẻ xanh xao, da lạnh, mạch máu ở thái dương đập mạnh kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn và đau bụng vùng thượng vị. Ngoài ra, ở nhiều trường hợp trẻ có thể xuất hiện triệu chứng hoa mắt, những rối loạn thị giác kiểu này chỉ xuất hiện 10-20 phút.
Bên cạnh đó, bệnh đau nửa đầu ở trẻ triệu chứng nặng hơn khi trẻ găng sức hay khi trẻ tiếp xúc với ánh sáng và tiếng động mạnh, cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi và tinh thần thoải mái.Một đặc điểm cuối cùng là những cơn đau nửa đầu ở trẻ kéo dài từ một đến nhiều giờ, sau khi hết cơn trẻ hoàn toàn bình thường.
Bệnh đau nửa đầu ở trẻ có gây liệt nửa người không?
Đau nửa đầu có thể liệt nửa người, nếu đột ngột trẻ bị liệt,có thể là liệt ở tay hoặc chân, kèm them cảm giác đau nửa đầu phía đối diện với bên bị liệt. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng chỉ diễn ra trong vòng vài giờ rồi khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng.
Tuy nhiên, bệnh đau nửa đầu ở trẻ có nhiều thể và rất dễ nhầm với các bệnh đau đầu thông thường. Chính vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bệnh, đặc biệt là khám thần kinh, ngoài ra cần làm thêm một số xét nghiệm như siêu âm tổng quát ổ bụng, điện não đồ chụp X quang sọ…
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân sốt xuất huyết ở trẻ em và những lưu ý cần biết
Học hành quá căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu ở trẻ
Điều trị bệnh đau nửa đầu ở trẻ
Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bệnh lại gây nhiều phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ, và đặc biệt là việc học hàng của trẻ.Do đó điều trị dứt điểm bệnh là rất cần thiết.
Để điều trị bệnh đau nửa đầu ở trẻ, có thể sử dụng thuốc giảm đau non-steroide như Aspirine, Paracetamol, Voltaren kết hợp với nghỉ ngơi yên tĩnh. Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
Trong trường hợp sử dụng nhóm thuốc trên, nếu triệu chứng không giảm có thể dùng thuốc cắt cơn đau đầu bằng dẫn xuất của ergotamin như Migwell, Gynergen.
Ngoài ra, nhóm thuốc dự phòng tái phát cơn đau cũng có thể được sử dụng trong quá trình điều trị, tuy nhiên chỉ áp dụng phương pháp dùng thuốc dự phòng khi tần suất xuất hiện cơn đau là từ 3 cơn trở lên.
>>>>>Xem thêm: Điểm danh các cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Cha mẹ cần quan tâm và theo dõi từng bước tiến triển của bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ
Bệnh đau nửa đầu ở trẻ có cần ăn kiêng gì không?
Chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ tăng cường đề kháng cho trẻ, giúp trẻ phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, một số thực phẩm cần tránh cho trẻ ăn nếu trẻ đang bị đau nửa đầu như sô-cô-la, sữa bò, trứng, pho-mát.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.