Hỏi đáp về bệnh lao kháng thuốc căn bệnh nguy hiểm

Lao kháng thuốc là tình trạng “nhờn” thuốc khiến bệnh trở nặng và việc điều trị lúc này khó khăn, phức tạp hơn. Vì sao xuất hiện tình trạng lao kháng thuốc? Cách phát hiện và xử trí như thế nào…là những thắc mắc được nhiều người đặt ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những câu hỏi này.

Bạn đang đọc: Hỏi đáp về bệnh lao kháng thuốc căn bệnh nguy hiểm

Lao kháng thuốc là gì? (Nguyễn Hương, Cầu Giấy, HN)

Lao kháng thuốc là tình trạng vi khuẩn lao trong cơ thể chúng ta chống lại với một hay nhiều loại thuốc lao trong điều trị bệnh. Có những bệnh nhân chỉ bị kháng thuốc ở mức độ ít nghiêm trọng, nhưng có những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nặng hơn gọi là “lao đa kháng thuốc”. Cũng có những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nguy hiểm hơn nữa gọi là “lao siêu kháng thuốc”. Tùy theo mức độ kháng thuốc mà bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị khác nhau cho bệnh nhân.

Hỏi đáp về bệnh lao kháng thuốc căn bệnh nguy hiểm

Lao kháng thuốc là tình trạng nhờn thuốc khiến bệnh tái đi tái lại và có chiều hứng nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe

Làm sao phát hiện lao kháng thuốc? (Bình Nguyên – 23 tuổi, Phú Thọ)

Người bệnh sẽ được làm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn lao và kháng sinh đồ lao để tìm vi khuẩn lao. Khi vi khuẩn lao mọc lên, chúng sẽ được thử với các loại thuốc lao xem “nhạy”với thuốc nào và “kháng” với thuốc nào.

Tại sao tôi bị lao kháng thuốc? (Hương Nguyễn, TP Bắc Ninh)

Có một số nguyên nhân dẫn đến lao kháng thuốc:

  • Cũng có những bệnh nhân bị khó chịu do tác dụng phụ của thuốc lao trong quá trình điều trị, nhưng không đến tái khám để bác sĩ điều chỉnh thuốc, mà tự bỏ trị nửa chừng. Cũng có những bệnh nhân uống thuốc lao không đều đặn, hay uống không đủ liều thuốc…. Tất cả những trường hợp này đều tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng lao trở nên kháng thuốc.
  • Do người bệnh không tuân thủ đúng theo điều trị, bệnh nhân tự ý ngưng dùng thuốc lao hay dùng thuốc không đúng và không đầy đủ. Một số bệnh nhân sau một thời gian uống thuốc, thấy mình khỏe và không có triệu chứng gì, cho rằng mình đã khỏi bệnh nên tự ý bỏ trị lao. Điều này đã gây ra tình trạng lao kháng thuốc.

Tìm hiểu thêm: Cách phân loại, phân biệt nhân xơ tử cung với u xơ tử cung

Hỏi đáp về bệnh lao kháng thuốc căn bệnh nguy hiểm

Một trong những nguyên nhân khiến lao kháng thuốc là do người bệnh không tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ

  • Do vi trùng lao: Bản thân vi trùng lao rất khó tiêu diệt nên cần phải dùng nhiều loại thuốc cùng lúc. Vì vậy, bệnh nhân cần tái khám trong suốt quá trình điều trị lao để bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp, phát hiện sớm tình trạng kháng thuốc.
  • Nhiễm lao kháng thuốc từ trước: Chúng ta cũng có thể mắc phải bệnh lao kháng thuốc ngay từ trước khi điều trị lao, có nghĩa là, chúng ta hít phải vi trùng lao vốn đã kháng thuốc từ những người khác đã bị lao kháng thuốc trong cộng đồng, và sau đó loại vi trùng kháng thuốc này sẽ sinh sôi nảy nở trong cơ thể.

Lao kháng thuốc có thể điều trị khỏi? (Thu Hương – Cổ Nhuế, Từ Liêm, HN)

Mặc dù lao kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị lao thành công, nhưng tùy theo mức độ nhẹ, nặng, hay nguy hiểm của tình trạng kháng thuốc mà bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị lao phù hợp cho từng trường hợp bệnh.

Bệnh viện Thu Cúc có điều trị lao kháng thuốc không? (Mai Lan – Hà Đông, HN)

Bệnh viện Thu Cúc có điều trị lao kháng thuốc với GS.TS. Trần Văn Sáng với hơn 40 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh lý hô hấp, từng là chủ nhiệm bộ môn Lao – bệnh phổi của Đại học Y Hà Nội.

Hỏi đáp về bệnh lao kháng thuốc căn bệnh nguy hiểm

>>>>>Xem thêm: Viêm âm đạo – Bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ

Bệnh viện Thu Cúc có bác sĩ chuyên khoa Hô hấp giàu kinh nghiệm sẽ giúp thăm khám và điều trị bệnh lao

Làm thế nào để phòng ngừa lây bệnh lao? (Bùi Hưng – Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc)

Bệnh lao hầu như chỉ lây lan qua đường hô hấp. Như vậy, chỉ những bệnh nhân bị lao phổi mới có khả năng phát tán vi trùng lao và lây lan bệnh cho người khác. Những bệnh nhân không bị lao ở phổi, mà bị lao ở các cơ quan khác (lao hạch, lao ổ bụng, lao màng não…) thì hầu như không lây lan bệnh lao cho người khác.
Những bệnh nhân bị lao kháng thuốc sẽ là nguồn lây lan bệnh lao kháng thuốc cho những người khác khi họ chưa được điều trị, hay khi họ bỏ trị lao kháng thuốc. Vì thế nếu bạn có người thân bị lao phổi kháng thuốc, bạn cần động viên người thân của mình tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Những người có tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao kháng thuốc hay là có tiếp xúc với những bệnh nhân lao phổi nói chung, thì nên được khám kiểm tra để tầm soát bệnh lao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *