Tăng nhãn áp hay còn gọi là cườm nước, là tình trạng nhãn áp cao hơn mức bình thường (do lượng thủy dịch được thải ra ngoài ít hơn lượng thủy dịch được tiết ra), gây tổn thương thần kinh thị giác dẫn đến mù lòa.
Bạn đang đọc: Hỏi đáp về bệnh tăng nhãn áp gây tổn thương thần kinh
Bệnh tăng nhãn áp có thể gây tổn thương dẫn thần kinh thị giác dẫn đến mù lòa.
1. Bệnh tăng nhãn áp có bao nhiêu dạng?
Có 4 dạng chính của bệnh tăng nhãn áp:
– Tăng nhãn áp góc mở: Loại tăng nhãn áp này xảy ra khi hệ thống dẫn của mắt bị dính lại và từ từ gia tăng áp lực bên trong mắt. Góc giữa tròng đen và giác mạc (góc mắt) mở. Tăng nhãn áp góc mở là dạng phổ biến nhất của bệnh tăng nhãn áp và phát triển rất chậm.
– Tăng nhãn áp góc đóng: dạng này rất hiếm và có thể gây ra áp lực tăng đột ngột trong mắt. Góc giữa tròng đen và giác mạc thì hẹp và đóng.
– Tăng nhãn áp bẩm sinh: thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và di truyền trong gia đình.
– Bệnh Galaucom khi nhãn áp không bị tăng: ở dạng tăng nhãn áp này dây thần kinh thị giác bị tổn thương mặc dù nhãn áp bình thường.
Ngoài ra còn có tăng nhãn áp sắc tố, tăng nhãn áp thứ phát, tăng nhãn áp giả tróc bao, tăng nhãn áp do chấn thương, tăng giãn áp do sự phát triển của mạch máu mới (neovascular glaucoma) và hội chứng nội mô giác mạc (ICE).
2. Bệnh tăng nhãn áp có triệu chứng như thế nào?
Khi bệnh tiến triển, tầm nhìn của người bệnh bị thu hẹp dần, chỉ còn nhìn thấy những vật ở trước mặt, không thể nhìn thấy hai bên.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp khác nhau tùy thuộc vào loại và giai đoạn của tình trạng. Ví dụ như:
– Tăng nhãn áp góc mở: tiến triển thầm lặng tiến triển rất thầm lặng không có dấu hiệu báo trước. Khi bệnh tiến triển, tầm nhìn của người bệnh bị thu hẹp dần, chỉ còn nhìn thấy những vật ở trước mặt, không thể nhìn thấy hai bên, hay còn gọi là “thị giác đường hầm”.
– Tăng nhãn áp góc đóng: đau đầu dữ dội, đau mắt, buồn nôn và ói mửa, mờ mắt, nhìn vào ngọn đèn thấy quầng xanh đỏ như cầu vồng. Các triệu chứng này có thể kéo dài vài giờ sau đó xuất hiện trở lại. Nếu không chữa trị, bệnh tăng nhãn áp cuối cùng sẽ gây mù.
3. Có cách nào để ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp không?
Tìm hiểu thêm: Tròng kính đổi màu có độ – Tham khảo trước khi chọn lựa
Cách bảo vệ mắt là khám mắt thường xuyên, vài lần trong năm đối với những người trên 40 tuổi hoặc nhiều hơn tùy theo hướng dẫn của bác sĩ.
Không có biện pháp cụ thể nào có thể ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp nhưng chúng ta có thể làm chậm sự phát triển của bệnh nhờ điều trị sớm. Do đó điều quan trọng là mỗi người nên duy trì thói quen kiểm tra mắt thường xuyên. Bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm như đo nhãn áp, khám mắt giãn nở và kiểm tra xem khả năng nhìn ra ngoại biên có tốt không hay bị giới hạn, tức là không nhìn thấy những vật nằm xa trung tâm tầm nhìn. Nếu được phát hiện sớm, bệnh tăng nhãn áp có thể được kiểm soát bằng thuốc dạng uống hoặc thuốc nhỏ mắt. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc, bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật. Khoảng một nửa số bệnh nhân tăng nhãn áp không biết mình bị bệnh và việc điều trị không thể khôi phục được những thiệt hại do tăng nhãn áp. Vì thế cách bảo vệ mắt tốt nhất là khám mắt thường xuyên, vài lần trong năm đối với những người trên 40 tuổi hoặc nhiều hơn tùy theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Tăng nhãn áp có thể gây mù lòa?
Nếu sử dụng thuốc đúng cách, thường xuyên và theo dõi điều trị cẩn thận, nguy cơ bị mù của người bệnh là rất thấp. Điều trị làm chậm đáng kể các thiệt hại xảy ra trong thần kinh thị giác do áp lực cao trong mắt. Trong thực tế nếu đều đặn dùng thuốc nghiêm chỉnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể giữ thị lực cho tới khi cuối đời.
4. Nếu cha mẹ bị tăng nhãn áp thì con cái cũng sẽ mắc bệnh này?
Mặc dù không phải trường hợp nào cũng như vậy nhưng cha mẹ bị tăng nhãn áp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bênh của con cái. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như:
– Trên 50 tuổi
– Đã từng bị chấn thương mắt nghiêm trọng
– Dùng thuốc steroid
– Mắc bệnh tiểu đường
– Bị cận thị
– Bị tăng huyết áp
Những đối tượng có nguy cơ cao bị tăng nhãn áp cần khám mắt thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
5. Có phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh tăng nhãn áp?
Có rất nhiều loại thuốc khác nhau (bao gồm thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc viên) được sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp. Thông thường người bệnh sẽ bắt đầu điều trị bằng thuốc nhỏ mắt. Nhiều người có thể bảo toàn thị lực nhờ uống thuốc đều đặn và khám bệnh thường xuyên. Lưu ý: Thuốc cho bệnh tăng nhãn áp – ngay cả thuốc nhỏ mắt – có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, do đó nếu phải điều trị một bệnh khác, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc tăng nhãn áp đang sử dụng.
>>>>>Xem thêm: Tất tần tật về tròng kính đổi màu Chemi
Có rất nhiều loại thuốc khác nhau (bao gồm thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc viên) được sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp.
Tuy nhiên ở một số trường hợp, chỉ sử dụng thuốc không kiểm soát được áp lực cao trong mắt, người bệnh cần phẫu thuật. Một trong các loại phẫu thuật phổ biến là Laser trabeculoplasty. Đây là phương pháp phẫu thuật được dùng để điều trị tăng nhãn áp góc mở. Tia laser sẽ nhắm vào lưới cơ, nơi dung dịch chảy qua từ mắt. Phương pháp phẫu thuật này sẽ mở những khu vực bị tắc nghẽn và làm cho dung dịch dễ chảy ra ngoài mắt. Sau phẫu thuật người bệnh vẫn sử dụng thuốc nhỏ mắt để tiếp tục hạ nhãn áp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.