Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người trên toàn thế giới và chiếm nhiều nhất ở các nước đang phát triển. Mỗi năm, người chết do bệnh tim và đột quỵ nhiều hơn cả ung thư, lao, sốt rét và HIV cộng lại. Tìm hiểu về bệnh tim mạch để có các biện pháp phòng ngừa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh là điều rất cần thiết với mỗi người.
Bạn đang đọc: Hỏi đáp về bệnh tim mạch người chết do bệnh tim và đột quỵ
Ước tính có khoảng 17,3 triệu người chết do các bệnh tim mạch mỗi năm.
Bệnh tim mạch gây ra hậu quả như thế nào?
Ước tính có khoảng 17,3 triệu người chết do các bệnh tim mạch mỗi năm. 80% các ca tử vong xảy ra ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch là gì?
Có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần vào sự phát triển của bệnh tim mạch. Một số người sinh ra đã mang những bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên phần lớn các ca bệnh tim mạch đều là do sự kết hợp giữa nhiều yếu tố, chẳng hạn như chế độ ăn uống nghèo nàn, ít vận động thể chất và hút thuốc. Một người càng có nhiều yếu tố thì càng có rủi ro cao phát triển bệnh tim mạch.
Rất nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe vì chúng dẫn tới bệnh xơ vữa động mạch.
Xơ vữa động mạch là sự thu hẹp và dày lên của các động mạch. Xơ vữa động mạch phát triển trong nhiều năm mà không gây ra triệu chứng. Nó có thể xảy ra trong bất kỳ phần nào của cơ thể. Xung quanh trái tim, nó được gọi là bệnh động mạch vành, ở chân nó được gọi là bệnh động mạch ngoại biên.
Việc thu hẹp và dày lên của các động mạch là do sự lắng đọng của chất béo, cholesterol và các chất khác trong thành mạch máu, hình thành nên các mảng bám. Mảng bám bị vỡ có thể dẫn tới đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
Cholesterol là gì?
Nồng độ cholesterol trong máu quá cao sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.
Cholesterol là một chất sáp, được sử dụng để duy trì sự khỏe mạnh của thành tế bào, tạo kích thích tố để giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể. Cholesterol được tạo ra từ gan và từ một số loại thực phẩm hàng ngày mà chúng ta tiêu thụ như thịt, xúc xích, paté, tròng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, thức ăn chế biến, bánh ngọt và các sản phẩm từ sữa,..
Cholesterol được vận chuyển qua đường máu bởi các hạt gọi là lipoprotein. Có hai loại: lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL). LDL mang cholesterol đi khắp cơ thể trong máu và HDL vận chuyển cholesterol ra khỏi máu vào gan.
Khi cholesterol quá cao, hai loại lipoprotein này sẽ mất cân bằng, cholesterol có thể làm tắc nghẽn động mạch ảnh hưởng đến dòng chảy của máu.
Triglycerides là gì?
Triglycerides hay còn gọi là chất béo trung tính, được sản xuất trong gan, có vai trò cung cấp năng lượng cần thiết cho sự chuyển hóa trong cơ thể. Đây là dạng chất béo thông thường nhất mà chúng ta tiêu thụ và là thành phần chính yếu của các loại dầu thực vật hay mỡ động vật. Khi nồng độ triglycerides tăng, nồng độ HDL cholesterol giảm. Nồng độ triglycerides tăng cao làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Trong trường hợp hiếm, nồng độ rất cao có thể dẫn tới viêm tụy. Các yếu tố có thể làm tăng nồng độ triglycerides bao gồm béo phì, tiểu đường kiểm soát kém, uống quá nhiều rượu, bệnh cường giáp và bệnh thận.
Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh tim mạch là gì?
Tìm hiểu thêm: Phương pháp chẩn trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn là gì?
Cao huyết áp cũng là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch.
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.
Cao huyết áp xảy ra khi tiểu động mạch thắt chặt. Trái tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dẫn đến tình trạng áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao, làm suy yếu thành động mạch, dẫn tới xơ vữa động mạch.
Hút thuốc lá và bệnh tim mạch có mối liên hệ như thế nào?
Hút thuốc gây tổn thương niêm mạc mạch máu, làm tăng tích lũy chất béo trong động mạch, tăng đông máu, ảnh hưởng xấu đến nồng độ lipid máu, và thúc đẩy sự co thắt động mạch vành. Nicotine làm tăng tốc độ nhịp tim và tăng huyết áp.
Chế độ ăn uống đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của bệnh tim mạch?
Chế độ ăn uống nhiều chất béo động vật, ít rau tươi và trái cây, và nhiều chất cồn có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Trong khi đó một chế độ ăn uống ít chất béo và muối, giàu rau quả, trái cây lại có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Làm thế nào để phân biệt sự khác của triệu chứng nhồi máu cơ tim giữa nam và nữ?
>>>>>Xem thêm: “Điểm mặt” các bệnh mạch máu ngoại vi thường gặp
Nguy cơ tử vong vì nhồi máu cơ tim ở phụ nữ cao hơn so với nam giới.
Triệu chứng của nhồi máu cơ tim ở nam giới là đau ngực dữ dội, đau ở cánh tay trái hoặc hàm và khó thở.
Phụ nữ bị nhồi máu cơ tim cũng có những triệu chứng tương tự nhưng cơn đau có thể lan rộng đến vai, cổ, cánh tay, bụng và thậm chí là lưng. Tuy nhiên phụ nữ có thể gặp phải các triệu chứng tương tự như chứng khó tiêu. Nhiều trường hợp không bị đau nhưng cảm thấy lo lắng, bồn chồn, chóng mặt, đánh trống ngực và đổ mồ hôi lạnh. Cơn nhồi máu cơ tim ở phụ nữ cũng có thể được cảnh báo trước bởi tình trạng mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Nguy cơ tử vong vì nhồi máu cơ tim ở phụ nữ cũng cao hơn so với nam giới.
Bệnh tim mạch có di truyền không?
Hầu hết các bệnh lý tim đều không phải là bệnh di truyền. Một số bệnh lý tim như bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại hoặc hội chứng Brugada … có tính chất gia đình.
Tuy nhiên ngay cả khi bạn có những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch như nồng độ cholesterol trong máu cao, huyết áp cao, tiểu đường hoặc thừa cân, vẫn có những biện pháp giúp hạn chế những nguy cơ này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.