Theo thống kê trên thế giới mỗi năm có 2,5 triệu người chết vì bệnh nhồi máu cơ tim, trong đó 25 % tử vong ở giai đoạn cấp tính của bệnh. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhồi máu cơ tim có xu hướng ngày càng tăng rõ rệt.
Bạn đang đọc: Hỏi đáp về nhồi máu cơ tim có cách phòng ngừa
BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM LÀ GÌ?
Tại Việt Nam, tỷ lệ nhồi máu cơ tim có xu hướng ngày càng tăng rõ rệt.
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng, xảy ra khi việc cung cấp máu và oxy đến một vùng cơ tim bị tắc nghẽn, thường do có cục máu đông trong thành động mạch. Nếu tình trạng tắc nghẽn không được điều trị kịp thời, cơ tim sẽ bị hư hại vĩnh viễn và thay thế bằng mô sẹo.
PHÂN LOẠI NHỒI MÁU CƠ TIM
Bệnh được phân làm 3 giai đoạn chính: nhồi máu cơ tim cấp – bán cấp và mạn tính. Ở các giai đoạn nhồi máu cơ tim khác nhau, bệnh sẽ tiến triển theo các mức độ khác nhau, phương pháp điều trị cũng khác nhau.
- Giai đoạn 1 – giai đoạn cấp tính: Kéo dài trong 1-2 ngày đầu. Biểu hiện trên điện tâm đồ là sóng cong vòm, có thể đã xuất hiện Q bệnh lý, QT dài ra.
- Giai đoạn 2 – giai đoạn bán cấp: Kéo dài từ vài ngày đến vài tuần là giai đoạn hay gặp nhất. Kết quả điện tâm đồ báo: ST chênh lên thấp hơn, T âm sâu, nhọn, đối xứng (gọi là sóng vành Pardee). Đồng thời thấy Q bệnh lý rõ rệt và QT dài ra.Trong hai giai đoạn này, thường hay có xuất hiện cả các loại rối loạn nhịp tim hay blốc nhĩ – thất, nhất là ở loại nhồi máu vách (liên thất).
- Giai đoạn 3 – giai đoạn mạn tính: Từ vài tháng đến vài năm. Kết quả hiển thị trên điện tâm đồ: ST đã đồng điện, T có thể dương hay vẫn âm, còn Q bệnh lý thì thường hay tồn tại vĩnh viễn.
NGUYÊN NHÂN GÂY NHỒI MÁU CƠ TIM
Bệnh mạch vành là nguyên nhân cơ bản phổ biến nhất của một cơn nhồi máu cơ tim. Động mạch vành là những mạch máu đưa máu và oxy cho cơ tim. Khi động mạch vành bị tắc hẹp bởi mảng xơ vữa và cục máu đông, nhồi máu cơ tim có thể xảy ra, làm hoại tử cơ tim. Nếu không được cấp cứu ngay, tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim là rất cao.
TRIỆU CHỨNG CỦA NHỒI MÁU CƠ TIM
Triệu chứng thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là cơn đau thắt ngực điển hình.
Triệu chứng thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là cơn đau thắt ngực điển hình: đau nhói bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út.
Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 20 phút. Cơn đau này có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái, kèm theo các triệu trứng phụ như vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt mỏi, khó thở, tái nhợt, tim đập mạnh
Triệu chứng của nhồi máu cơ tim là khá đa dạng, một số trường hợp có thể không găp phải bất cứ biểu hiện bất thường nào.
CÁCH XỬ TRÍ NHỒI MÁU CƠ TIM
Nhận biết các dấu hiệu của bệnh giúp phát hiện sớ, cấp cứu nhồi máu cơ tim kịp thời, hạn chế nguy cơ xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Gọi cấp cứu ngay nếu nghi ngờ bản thân hoặc một người nào đó có thể bị nhồi máu cơ tim. Nên tìm kiếm sự hỗ trợ của những người xung quanh ngay nếu cơn đau thắt ngực không giảm kể cả khi bạn đã uống thuốc điều trị.
Tuyệt đối không nên tự lái xe đến bệnh viện.
CHẨN ĐOÁN BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM
Các xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim bao gồm:
- Điện tim nhồi máu cơ tim: giúp xác định vùng hoại tử vùng tổn thương và vùng thiếu máu cũng như vị trí của nhồi máu cơ tim .
- Xét nghiệm máu: để kiểm tra nồng độ một số men tim. Đây là các chất men đặc biệt trong cơ tim. Khi một số cơ tim bị hủy, chất men tiết vào máu, sự tăng nồng độ giúp chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra còn có các xét nghiệm chuyên sâu khác như siêu âm tim, phóng xạ hạt nhân, đặt ống thông mạch vành (chụp động mạch), thử nghiệm gắng sức, chụp cắt lớp vi tính tim hoặc chụp cộng hưởng từ.
Với nhồi máu cơ tim thất phải – một thể rất nguy hiểm của bệnh nhồi máu cơ tim, việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn bởi bệnh có nhiều biểu hiện giống với nhồi máu cơ tim thông thường, chẩn đoán phải được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, và máy móc y tế hiện đại. Điện tim đồ nhồi máu cơ tim (hay ecg nhồi máu cơ tim) là phương pháp có giá trị trong xác định nhồi máu cơ tim thất phải. Ngoài ra, siêu âm tim, cũng là phương pháp được chỉ định nhằm xác định người bệnh có bị nhồi máu cơ tim thất phải hay không.
AI DỄ BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM?
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu xơ vữa động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường
Béo phì, thừa cân, hút thuốc lá, ăn uống không lành mạnh là những yếu tố làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh mạch vành, dẫn tới nhồi máu cơ tim. Có những yếu tố nguy cơ mà chúng ta không thể kiểm soát, bao gồm:
- Nam giới trong trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
- Đã từng bị đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim trước đó.
Tuy nhiên cũng có một số yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh để hạn chế sự phát triển của bệnh nhồi máu cơ tim, bao gồm:
- Hút thuốc
- Bị béo phì hoặc thừa cân
- Ít vận động
- Cao huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu cao hoặc mắc bệnh tiểu đường.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM
>>>>>Xem thêm: Ai có nguy cơ đột quỵ não và di chứng của bệnh
Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị nhồi máu cơ tim, tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.
Trong điều trị nhồi máu cơ tim, bác sĩ sẽ nhanh chóng tìm cách để phục hồi lưu lượng máu đến tim và theo dõi các dấu hiệu quan trọng để phát hiện, xử lý kịp thời các biến chứng. Nếu bạn đang có một cơn đau tim, các bác sĩ sẽ làm việc một cách nhanh chóng để phục hồi lưu lượng máu đến tim và liên tục theo dõi các dấu hiệu quan trọng để phát hiện và điều trị biến chứng.
Phục hồi lưu lượng máu đến tim có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại cho cơ tim và giúp ngăn ngừa một cơn nhồi máu cơ tim. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc làm tan huyết khối hoặc áp dụng các thủ thuật như nong mạch vành.
Điều trị lâu dài sau nhồi máu cơ tim bao gồm phục hồi chức năng tim mạch, thay đổi lối sống và dùng thuốc.
THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU CƠ TIM
Sử dụng thuốc là một trong những cách chữa bệnh nhồi máu cơ tim phổ biến:
- Thuốc làm tan huyết khối: có tác dụng làm tan các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch vành.
- Thuốc ức chế beta: làm giảm áp lực lên trái tim bằng cách làm chậm nhịp tim.
- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: giúp làm giảm huyết áp đồng thời hạn chế áp lực cho tim.
- Nitrat: làm giãn mạch, giảm đau ngực.
- Thuốc kháng tiểu cầu, chẳng hạn như aspirin và clopidogrel, ngăn chặn tiểu cầu từ tụ lại với nhau để hình thành cục máu đông. Loại thuốc này được dùng cho những người đã từng bị nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực trước đó hoặc đã nong mạch vành.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau và lo lắng để điều trị rối loạn nhịp tim thường xảy ra trong một cơn nhồi máu cơ tim.
ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU CƠ TIM TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
- Bệnh nhân nhồi máu cơ tim sẽ được hỗ trợ cấp cứu nhanh chóng, xử lý kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
- Khám và điều trị hiệu quả với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tim mạch.
- Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh.
- Chăm sóc chu đáo, cẩn thận.
- Chi phí hợp lý, áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ.
Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH
Anh Trần Thanh (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Bố tôi bị nhồi máu cơ tim cấp nhưng rất may mắn là nhờ có sự cấp cứu kịp thời và điều trị nhồi máu cơ tim cấp hiệu quả với các bác sĩ của Bệnh viện Thu Cúc mà ông qua được cơn nguy hiểm. Hiện tại sức khỏe đã tạm thời ổn định. Các anh, chị bác sĩ và điều dưỡng viên ở đây rất chu đáo, thường xuyên thăm hỏi, chăm lo cho bố tôi trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày như người nhà.”
Các thông tin về điều trị nhồi máu cơ tim trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.