Bệnh hôi miệng dạ dày là tình trạng không ít người mắc phải. Đây là vấn đề lớn gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, hôi miệng từ dạ dày có thể gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh nếu không biết cách chăm sóc và chữa trị kịp thời. Để ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng xảy ra, chúng ta hãy tìm hiểu ngay cách điều trị căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Hôi miệng dạ dày và cách điều trị
1.Thế nào là hôi miệng dạ dày?
Hôi miệng dạ dày có thể hiểu là tình trạng hơi thở xuất hiện những mùi khó chịu, mùi hôi. Mùi hôi này xuất phát từ những bệnh lý về dạ dày. Ví dụ như bệnh hở van dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, … Từ đó, mùi thức ăn đang tiêu hóa trong dạ dày sẽ bốc lên khoang miệng theo đường không khí. Đây chính là nguyên nhân khiến cho miệng có mùi khó chịu.
Vấn đề hôi miệng từ dạ dày không phải tình trạng gây nguy hiểm trực tiếp cho người bệnh. Tuy nhiên, đây lại là nguồn cơn của nhiều rắc rối, phiền phức. Điển hình là gây nên sự “mất điểm” trong quá trình giao tiếp, làm việc. Thậm chí nếu không sớm được điều trị, đây có thể là nỗi tự ti khiến người bệnh bị ngại giao tiếp, ngày càng hướng nội. Về sức khỏe, hôi miệng do dạ dày sẽ tác động không tốt tới quá trình ăn uống. Người bệnh sẽ không cảm thấy ngon miệng, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bệnh hôi miệng từ dạ dày cần được thăm khám bác sĩ để điều trị và tư vấn chăm sóc phù hợp, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng
2. Những nguyên nhân dẫn tới hôi miệng dạ dày
Nguyên nhân gây hôi miệng từ dạ dày là không cố định. Đó có thể là do bệnh lý liên quan tới dạ dày hoặc từ chính những thói quen sinh hoạt hàng ngày.
2.1 Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý gây hôi miệng phổ biến nhất. Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng là bởi trong thức ăn hàng ngày chứa nhiều loại vi khuẩn, vi sinh, … Do đó, người bệnh trào ngược dạ dày ăn phải sẽ dẫn tới bị ợ hơi, trào ngược, … Hiện tượng này sẽ tác động và đưa vi sinh, vi khuẩn lên khoang miệng dẫn tới mùi môi, chua khó chịu ở khoang miệng.
Những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có thể đưa cả lượng axit ở trong dịch vị dạ dày lên khoang miệng trong quá trình tiêu hóa. Điều này không chỉ gây ra mùi hôi mà còn khiến men răng bị tổn thương bởi axit.
2.2 Tắc nghẽn đường ruột
Bệnh tắc nghẽn đường ruột cũng là lý do khiến nhiều người bị hôi miệng. Cụ thể, khi đường ruột gặp vấn đề tắc nghẽn thì những thực phẩm được nạp vào cơ thể mỗi ngày sẽ bị đào thải ra ngoài.
Bên cạnh đó, những thực phẩm này sau khi được tiêu đa phần sẽ chuyển sang dạng phân và chất thải. Khi chúng bị tắc nghẽn lại trong ruột sẽ gây nên tình trạng không thể đào thải. Từ đó dẫn tới bốc mùi khó chịu. Những mùi này sẽ theo đường thở gây tình trạng hôi miệng cho bệnh nhân.
2.3 Nôn ói quá nhiều
Thông thường trong quá trình mang thai hay ngộ độc, … sẽ khiến người bệnh nôn ói nhiều. Đây cũng là lý do dẫn tới bệnh hôi miệng.
Khi người bệnh nôn ói, lượng thức ăn thừa cũng với axit và dịch vị dạ dày sẽ thông qua đường họng thoát ra. Những chất này sẽ không mất đi hoàn toàn mà bám lại một phần ở khoang miệng, cuống họng, amidan, … Từ đó, những mùi khó chịu trong hơi thở của người bệnh sẽ hình thành.
Ngoài ra, men răng, vùng nướu, … cũng có thể bị tổn thương do dư lượng axit trong dạ dày đẩy lên. Điều này sẽ dẫn tới các bệnh lý với triệu chứng hôi miệng.
2.4 Chế độ ăn uống không đảm bảo
Hôi miệng dạ dày còn có thể xuất phát từ việc chế độ ăn uống của người bệnh không lành mạnh. Tiêu thụ những thức ăn nhiều gia vị, cay nóng, đồ uống quá ngọt, có ga, trái cây chua, … sẽ khiến kích thích dạ dày. Khi dạ dày phản ứng lại sẽ dẫn tới có mùi khó chịu trong hơi thở người bệnh.
3. Những triệu chứng của bệnh hôi miệng từ dạ dày
Để nhận biết tình trạng hôi miệng từ dạ dày, ta có thể dựa theo một số triệu chứng sau:
– Lưỡi xuất hiện nhiều cặn trắng: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Cặn trắng trên lưỡi hình thành là bởi vi khuẩn từ dạ dày đẩy lên miệng sẽ đọng lại trên bề mặt lưỡi. Từ đó, một lớp cặn màu trắng đục, có hơi ngả vàng sẽ được hình thành.
– Vấn đề về dạ dày: Nếu ta gặp các vấn đề bệnh lý về dạ dày khiến xuất hiện tình trạng đầy hơi, trào ngược, nôn ói, ợ chua, … thì rất có thể bản thân cũng đang mắc chứng hôi miệng dạ dày.
– Vệ sinh răng miệng không đảm bảo: Khi ta ngủ dậy thấy có mùi khó chịu trong miệng mà sau đánh răng 30 phút vẫn không chuyển biến. Điều này chứng tỏ bản thân đã mắc tình trạng hôi miệng dạ dày.
4. Cách điều trị tình trạng hôi miệng từ dạ dày
Tình trạng hôi miệng nói chung gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Đây là vấn đề cần được điều trị sớm. Đối với hôi miệng từ dạ dày, ta có thể kết hợp điều trị nha khoa và chăm sóc tại nhà để khắc phục:
4.1 Chăm sóc tại nhà
Trong trường hợp bệnh nhân chưa thể đến nha khoa ngay để điều trị hoặc điều trị muốn kết hợp để đem lại hiệu quả hơn, ta có thể áp dụng những phương pháp dân gian.
– Sử dụng lá bạc hà, loại lá có nhiều tinh dầu, giúp cải thiện mùi cơ thể. Ngoài ra, trong lá bạc hà cũng có thành phần giúp kháng khuẩn, làm sạch khoang miệng, giảm hôi miệng.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt di căn
Gừng tươi hỗ trợ kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, tình trạng hôi miệng được thuyên giảm
– Sử dụng gừng tươi, một loại gia vị với nhiều thành phần hỗ trợ ngăn ngừa mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, gừng có thể giúp sát khuẩn, kháng viêm cho răng miệng, phòng tránh nhiều vấn đề như viêm lợi, viêm nha chu, …
– Sử dụng vỏ chanh: Trong vỏ chanh có chứa vitamin C hỗ trợ diệt khuẩn. Đồng thời, vitamin C giúp giảm đi mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Người bệnh có thể nhai trực tiếp vỏ chanh hay súc miệng với nước cốt chanh pha cùng muối.
>>>>>Xem thêm: Nhận diện các dấu hiệu phát hiện ung thư sớm
Vitamin C trong chanh sẽ hỗ trợ sát khuẩn, giảm thiểu mùi hôi miệng
4.2 Điều trị với bác sĩ
Những phương pháp trên chỉ là những mẹo dân gian truyền miệng và chưa có căn cứ khoa học. Để có thể điều trị hôi miệng từ dạ dày triệt để, an toàn, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ. Sau khi đã xác định tình trạng, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị phù hợp. Hai nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm:
– Thuốc bảo vệ niêm mạc: Những loại thuốc này sẽ hỗ trợ bảo vệ niêm mạc khỏi ảnh hưởng của axit và dịch vị dạ dày khi bị trào ngược.
– Thuốc điều hòa nhu động ruột: Những loại thuốc này sẽ hỗ trợ thúc đẩy môn vị dạ dày, đường ruột sẽ tăng cường vận động hơn. Đồng thời, chứng trào ngược dạ dày và một số vấn đề dạ dày cũng sẽ thuyên giảm.
Bên cạnh đó, tùy theo từng tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc điều trị phù hợp khác. Bệnh nhân cần kết hợp điều trị theo bác sĩ và chăm sóc tại nhà để nhanh chóng có hiệu quả tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.