Hôi miệng không chỉ là tình trạng gây bất lợi tới sức khỏe mà còn nhiều ảnh hưởng khác. Để tránh vấn đề ngày càng nghiêm trọng, khó điều trị, ta cần sớm dứt điểm bệnh hôi miệng. Vậy khi bị hôi miệng dùng thuốc gì và ta cần lưu ý gì để chăm sóc phù hợp?
Bạn đang đọc: Hôi miệng dùng thuốc gì và những lưu ý
1. Tổng quan về tình trạng hơi thở bị hôi
1.1 Thế nào là tình trạng bị hôi miệng?
Hôi miệng là tình trạng khi hơi thở bốc ra mùi hôi từ khoang miệng hoặc trên bề mặt lưỡi. Những người mắc chứng hôi miệng sẽ bị các ảnh hưởng không tốt trong giao tiếp, trong sinh hoạt thường ngày. Đa phần, mọi người đều lựa chọn những phương pháp khắc phục hôi miệng tạm thời. Điển hình như nhai kẹo cao su, xịt thơm miệng, … Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có thể “chữa cháy” chứ không thể điều trị tận gốc vấn đề.
Về cơ bản có 3 chứng hôi miệng:
– Hôi miệng sinh lý: Không có nguyên nhân cụ thể và thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng. Tuy nhiên, triệu chứng chỉ xuất hiện thoáng qua.
– Hôi miệng bệnh lý: Có nguyên nhân được xác định cụ thể.
– Hôi miệng giả: Hôi miệng những không xác định được nguyên nhân, bằng chứng khách quan.
1.2 Cách xác định tình trạng hôi miệng của bản thân
Trên thực tế có không ít người chưa biết rằng bản thân mắc chứng hôi miệng. Tuy nhiên, có những người luôn mặc định bản thân bị hôi miệng đến mức ám ảnh. Vậy ta phải làm gì để kiểm chứng hơi thở của bản thân có mùi bất thường hay không?
– Nhờ người thân, bạn bè xung quanh kiểm tra: Đây là phương pháp có tính chính xác khá cao.
– Tự kiểm tra: Sử dụng bàn tay hay lấy một tờ giấy ché trước miệng khoảng 4-5cm. Sau đó, ta thở vào. Lúc này hơi thở sẽ tập trung và được ta hít vào. Nếu ta thấy mùi dễ ngửi thì chứng tỏ bản thân không bị hôi miệng và ngược lại.
2. Những nguyên nhân khiến hơi thở trong tình trạng có mùi hôi
2.1 Do vi khuẩn
Những vi khuẩn kỵ khí khi phân giải protein gram âm tồn tại ở trong khoang miệng. Chúng càng nhiều thì lượng khí Sulphur có mùi được tạo ra càng nhiều. Khí này hòa vào hơi thở sẽ gây mùi khó chịu.
Việc thực hiện vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hay mắc các vấn đề nha chu là nguyên nhân chính yếu hình thành các loại vi khuẩn này. Khi đó, vi khuẩn sẽ xuất hiện đặc biệt nhiều ở trong khoang miệng.
2.2 Do ăn uống
Một số loại thực phẩm, sản phẩm sử dụng có thể gây khô miệng. Điển hình như các loại thuốc lá, đồ uống có cồn, thực phẩm có lượng đường cao, … Khi sử dụng những loại này, sự tiết nước bọt trong khoang miệng sẽ giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, một số loại hành, tỏi, gia vị nặng mùi cũng có tác động không tốt. Khi ta ăn vào, chất này sẽ đi xuyên qua lớp lót của đường ruột vào máu và phổi. Cuối cùng, chúng giải phóng ra ngoài cùng hơi thở.
2.3 Do mới thức dậy
Hơi thở khi vừa thức dậy buổi sáng có liên quan tới giảm tiết nước bọt ban đêm. Do đó, miệng sẽ khô hơn bình thường kéo theo hơi thở có mùi hôi miệng. Sau khi ta thực hiện vệ sinh răng miệng phù hợp, tình trạng này sẽ được khắc phục nhanh chóng.
2.4 Do bệnh lý
Khô miệng làm tăng nguy cơ bị hôi miệng
Hôi miệng có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý hay nhiều vấn đề răng miệng khác như:
– Bệnh viêm nướu, bệnh nha chu: viêm nướu hoại tử, viêm quanh thân răng, áp xe răng, … Những vấn đề này đều có sự gia tăng vi khuẩn cùng dịch mủ tiết ra gây hôi miệng.
– Những vết lở loét ở trong miệng: Những vết này có thể do ảnh hưởng của thuốc điều trị hoặc nguyên nhân tại chỗ dẫn tới mùi hôi miệng.
– Giảm tiết nước bọt: Tình trạng này thường do điều trị bằng thuốc hay ảnh hưởng của hóa, xạ trị.
– Thực hiện vệ sinh răng miệng chưa tốt: Khi đó, thức ăn thừa, cặn bẩn không được loại bỏ dẫn tới phát triển, sinh ra vi khuẩn hôi miệng.
– Bệnh về xương: Một số bệnh lý về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm ổ răng, … đều có thể gây hôi miệng.
2.5 Do một số nguyên nhân khác
Hôi miệng có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như:
– Do ảnh hưởng trong quá trình điều trị từ một số loại thuốc.
– Do bị nhiễm khuẩn HP, bị trào ngược dạ dày, …
– Do bị viêm mũi xoang, bị viêm đường hô hấp, …
– Hội chứng mùi cá ươn (di truyền).
3. Cách khắc phục, điều trị tình trạng hôi miệng
Để khắc phục triệt để tình trạng hôi miệng, đặc biệt là những trường hợp hôi miệng bệnh lý, ta cần kết hợp chế độ vệ sinh, chăm sóc phù hợp và điều trị nha khoa:
3.1 Lưu ý về chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng phù hợp
Tìm hiểu thêm: Tại sao phụ nữ nên tầm soát ung thư buồng trứng định kỳ?
Chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng phù hợp giúp khắc phục hôi miệng
Sau đây là một số lưu ý về thực hiện chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng phù hợp để khắc phục hôi miệng:
– Thực hiện đánh răng đều đặn và đúng cách. Ta nên thực hiện chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày sau các bữa ăn. Đồng thời, bàn chải nên được thay sau khoảng 2-3 tháng sử dụng.
– Làm sạch các kẽ răng bằng loại chỉ tơ nha khoa chuyên dụng. Ta cần lưu ý sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để tránh răng, nướu bị tổn thương.
– Thường xuyên làm sạch các dụng răng giả, niềng răng, … Ta có thể sử dụng tăm nước để việc làm sạch dễ dàng hơn.
– Cạo lưỡi đều đặn.
– Bổ sung thêm nhiều nước lọc hơn cho cơ thể.
– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các món cay, nóng, nặng mùi, nhiều gia vị, …
3.2 Hôi miệng dùng thuốc gì?
>>>>>Xem thêm: Chi phí niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu hiện nay?
Trong một số trường hợp, bệnh nhân hôi miệng cần uống thuốc điều trị
Khi tình trạng hôi miệng nghiêm trọng, những phương pháp chăm sóc, vệ sinh bình thường không thể giúp khắc phục hiệu quả. Thay vào đó, bệnh nhân cần sử dụng thêm một số loại thuốc. Cụ thể, đối với tình trạng hôi miệng do sử dụng các loại thực phẩm nặng mùi thường xuyên, do vệ sinh không đảm bảo trong nhiều ngày, … bác sĩ thường sẽ tư vấn sử dụng các loại nước súc miệng chuyên dụng. Đối với tình trạng hôi miệng do bệnh lý hay các vấn đề răng miệng, cơ thể khác, tùy theo nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp
Bài viết đã cung cấp cho ta những thông tin cần thiết về tình trạng hôi miệng cũng như hôi miệng dùng thuốc gì phù hợp. Qua đây hy vọng mọi người đã có cho mình những kiến thức hữu ích để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.