Hôi miệng kinh niên là vấn đề khiến nhiều người đau đầu. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự thiếu tự tin khi giao tiếp, đối mặt với nhiều nguy cơ về vấn đề sức khỏe. Vậy đâu là lý do dẫn đến tình trạng hôi miệng và làm sao để điều trị dứt điểm. Hãy cùng đi tìm lời giải đáp về vấn đề này ngay sau đây,
Bạn đang đọc: Hôi miệng kinh niên: Nguyên nhân và điều trị
1. Triệu chứng bệnh hôi miệng
Bệnh hôi miệng gây ra nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt hàng ngày
Hôi miệng không phải là căn bệnh hiếm gặp. Đây là tình trạng hơi thở hôi, có mùi khó chịu. Nguồn gốc của việc này đa phần bắt nguồn từ khoang miệng.
Hôi miệng thường gây ra nhiều vấn đề, khiến không ít người phải rơi vào tình trạng lúng túng, xấu hổ. Theo thống kê, trong những năm gần đây, con số những người mắc bệnh ngày càng tăng lên. Và bệnh hôi miệng theo nếu xếp hạng độ phổ biến chỉ đứng sau 2 căn bệnh là sâu răng và viêm nha chu.
Do số lượng người mắc ngày càng cao nên đa phần mọi người không còn thấy được tính nghiêm trọng của vấn đề mà chỉ khắc phục tạm thời như dùng nước xịt miệng, nhai kẹo cao su,… Thế nhưng theo nghiên cứu, hôi miệng là dấu hiệu của việc suy giảm khả năng miễn dịch. Về lâu dài, điều này sẽ dẫn tới rối loạn chức năng của nội tạng nên không thể ức chế những vi sinh vật hôi miệng. Từ đó, những vi sinh vật này sinh sôi, tương lai có nguy cơ xâm nhập vào máu, tiến đến các bộ phận khác như phổi, dạ dày và tới miệng. Ngoài ra, hôi miệng cũng là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý khác.
2. Nguyên nhân gây hôi miệng
2.1 Hôi miệng kinh niên do vi khuẩn
Tìm hiểu thêm: Tắc sữa 1 bên – nỗi ám ảnh của nhiều mẹ sau sinh
Bệnh hôi miệng cần được kiểm tra để tìm ra nguyên nhân
Hôi miệng có thể là do sự phân hủy protein của các vi sinh vật trong khoang miệng. Quá trình này sản sinh ra các chất khác như methyl mercaptan, hydrogen sulfide,… gây mùi khó chịu. Những chất này chính là nguyên nhân gây ra hôi miệng.
2.2 Hôi miệng do làm sạch răng miệng sai cách
Phương pháp vệ sinh răng miệng không tốt cũng sẽ gây nên tình trạng hôi miệng. Trong trường hợp răng miệng chưa đạt yêu cầu về độ sạch, những thức ăn thừa, mảng bám vẫn tồn tại trong miệng. Lâu dần, điều này sẽ dẫn tới tình trạng hôi miệng. Thậm chí, những mảng bám vi khuẩn ấy tích tụ lâu ngày sẽ là nguy cơ gây kích ứng nướu, gây ra các bệnh lý về răng miệng khác.
2.3 Hôi miệng do thói quen ăn uống
Chế độ ăn uống là nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khỏe con người. Một chế độ ăn không tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề. Trong đó, hôi miệng là một hậu quả điển hình của việc ăn uống không lành mạnh. Một số loại thực phẩm thường được sử dụng và ưa thích nhưng lại là tác nhân gây mùi cơ thể.
Đầu tiên phải kể tới hành, tỏi. Đây là 2 loại thực phẩm được sử dụng rất phổ biến và cũng là 2 “hung thủ” hàng đầu gây mùi khó chịu của hơi thở. Trong chùng có chứa hợp chất lưu huỳnh. Khi hợp chất này được lưu lại quá lâu trong miệng sẽ hấp thụ vào máu và phả ra qua hơi thở.
Tác nhân thứ 2 chính là cà phê và rượu bia. Đây là 2 loại thức uống rất có lợi cho sự tồn tại của vi khuẩn trong miệng. Ngoài ra, khi sử dụng 2 loại thức uống này cũng làm khô miệng, lưu lượng nước bọt bị giảm khiến vi khuẩn gây mùi tồn tại và phát triển tốt hơn.
Ngoài ra, một số loại khác như các sản phẩm từ sữa, đồ ăn quá nhiều gia vị, đồ có quá nhiều protein,… cũng nằm trong danh sách nguyên nhân dẫn tới hôi miệng kinh niên.
2.4 Hôi miệng do hút thuốc lá
Thuốc lá là cái tên đã xuất hiện rất nhiều khi nhắc tới nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý. Và bệnh hôi miệng cũng không ngoại lệ. Sau khi hút thuốc lá, khoang miệng sẽ trở nên khô hơn, khiến vi khuẩn phát triển mạnh. Những vi khuẩn này lâu ngày gây nên tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, khi hút thuốc lá nhiều, người hút còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ như bệnh viêm nha chu, đầy hơi,…
2.5 Hôi miệng kinh niên do bệnh lý
Hôi miệng có thể do các vấn đề bệnh lý là vấn đề gặp phải ở rất nhiều người. Nguyên nhân thường là do những bệnh lý này gây tác động ảnh hưởng tới khoang miệng. Hoặc có thể chúng gây mùi theo hơi thở phả ra.
Thông thường, những người mắc bệnh ở mũi, họng … sẽ dẫn tới dịch từ xoang nhỏ xuống họng. Tình trạng này liên tục lâu ngày sẽ gây hôi miệng. Ngoài ra, những vấn đề như nhiễm trùng đường hô hấp, tổn thương thường hô hấp, các dị tật trong khoang miệng, … cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hơi thở.
Bên cạnh các bệnh về hô hấp, nhiều cơ quan khác của cơ thể khi xảy ra vấn đề cũng sẽ liên đới tới mùi của hơi thở. Theo thống kê, có khoảng 10% các trường hợp hôi miệng không do nguyên nhân trực tiếp từ miệng và hệ hô hấp. 10% này thường là những bệnh lý như ung thư, trào ngược dạ dày, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, suy thận,…
Ngoài ra, khi điều trị các bệnh lý, một số loại thuốc phổ biến như điều trị tâm thần, huyết áp,… sẽ gián tiếp gây tình trạng hôi miệng. Khi sử dụng những loại thuốc này, chúng thường gây khô miệng hoặc giải phóng những chất gây mùi.
3. Có thể chữa khỏi hôi miệng kinh niên không?
Chữa khỏi bệnh hôi miệng kinh niên là hoàn toàn có thể. Điều quan trọng là người bệnh cần xác định được nguyên nhân vấn đề và hướng điều trị. Sau đây là một vài phương pháp điều trị hôi miệng có thể thực hiện tại nhà:
– Đánh răng đều đặn kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng.
– Vệ sinh lưỡi đều đặn mỗi ngày.
– Uống nhiều nước lọc.
– Chế độ ăn uống được điều chỉnh sao cho phù hợp.
– Điều trị các bệnh về đường tiêu hóa: đau dạ dày, trào ngược dạ dày, …
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu ưu – nhược điểm của siêu âm màng phổi
Cần tới kiểm tra tình trạng hôi miệng tại nha khoa và duy trì khám định kỳ sau khi đã điều trị xong
– Tránh xa thuốc lá.
Bên cạnh điều trị tại nhà, người bệnh nên kết hợp tới gặp bác sĩ để giải quyết tận gốc. Đặc biệt, sau khi đã hoàn thành điều trị cũng đừng quên đi khám định kỳ 2 lần mỗi năm. Việc khám định kỳ sẽ giúp tình trạng răng miệng luôn ổn định, ngăn ngừa nhiều nguy cơ. Đồng thời, khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên. Điều này giúp ta cân bằng lại chế độ chăm sóc răng miệng sao cho phù hợp hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.