Dù nguyên nhân gây ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định rõ nhưng có nhiều yếu tố đã được xác định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, trong đó có vi rút HPV và EBV. Vậy, loại vi rút gây ung thư vòm họng này là gì và phòng bệnh ung thư vòm họng như thế nào?
Bạn đang đọc: HPV, EBV – vi rút gây ung thư vòm họng bạn cần dè chừng
Vi rút gây ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng phổ biến nhất trong các bệnh ung thư đầu cổ. Bệnh rất khó phát hiện do các triệu chứng bệnh ít điển hình, dễ nhầm lẫn với một số triệu chứng bệnh tai, mũi họng thông thường và đa số các triệu chứng đều là mượn của các cơ quan như hạch, thần kinh, tai, mũi…
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vi rút gây ung thư vòm họng phổ biến là HPV và EBV.
Tìm hiểu thêm: Ngừa ung thư tuyến tiền liệt bằng các thực phẩm dễ tìm
>>>>>Xem thêm: Tắc tia sữa làm thế nào cho nhanh khỏi? mẹ sau sinh nên biết
Trong số các tuýp HPV, HPV 16 có liên quan nhiều nhất đến ung thư vòm họng
HPV (Human Papillomavirus) là vi rút gây u nhú ở người lây nhiễm chủ yếu qua đường sinh dục, kể cả tiếp xúc bằng tay với bộ phận sinh dục hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. HPV sống trong biểu mô của cơ thể, là những tế bào trơn, nhẵn, mỏng, tìm thấy ở bề mặt da, âm đạo, âm hộ, hậu môn, đầu dương vật, thanh quản và miệng. Không chỉ là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung, HPV còn có liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác, trong đó có ung thư vòm họng. Trong số các tuýp HPV lây nhiễm, HPV 16 được cho là có liên quan đến ung thư vòm họng nhiều hơn cả.
Ngoài vi rút HPV, EBV (Epstein – Barr) cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, thường liên quan đến loại ung thư vòm họng biểu mô không biệt hóa. EBV là loại vi rút gây nhiễm trùng cấp vùng họng, miệng và có thể dẫn đến ung thư. Đường truyền lây nhiễm EBV chủ yếu là do nước bọt và loại vi rút này dễ hoạt dộng ở những người có hệ miễn dịch yếu. Có đến khoảng trên 90% người trưởng thành trên thế giới đã từng bị nhiễm và chống lại loại vi rút này.
Phòng bệnh ung thư vòm họng như thế nào?
Do nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định rõ nên các bác sĩ khuyên để phòng bệnh ung thư vòm họng cần phải kết hợp nhiều phương pháp, giảm tối đa các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất giúp tăng sức đề kháng, sát khuẩn vùng họng hàng ngày có thể phòng tránh đáng kể tác hại của EBV
- Quan hệ tình dục an toàn giảm nguy cơ lây nhiễm HPV cũng là một trong những điều cần quan tâm trong phòng tránh ung thư vòm họng.
- Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, đặc biệt là trong môi trường có nhiều khói bụi, chất khí độc hại
Tìm hiểu thêm: Ngừa ung thư tuyến tiền liệt bằng các thực phẩm dễ tìm
>>>>>Xem thêm: Tắc tia sữa làm thế nào cho nhanh khỏi? mẹ sau sinh nên biết
Thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây các bệnh ung thư đầu cổ, trong đó có ung thư vòm họng. Vì vậy, không hút thuốc lá có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh
- Không hút thuốc lá, không uống rượu bia
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như dưa cà muối, đồ ăn chiên nướng ở nhiệt độ cao…
Thực tế, có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng mà bạn không thể kiểm soát như tiền sử bệnh gia đình, độ tuổi, giới tính… Vì vậy, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì, đặc biệt với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao cần được quan tâm.
Tìm hiểu thêm: Ngừa ung thư tuyến tiền liệt bằng các thực phẩm dễ tìm
>>>>>Xem thêm: Tắc tia sữa làm thế nào cho nhanh khỏi? mẹ sau sinh nên biết
Khám sức khỏe, tầm soát ung thư vòm họng định kì có thể phát hiện bệnh khi chưa có biểu hiện
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để khám và điều trị bệnh ung thư vòm họng. Để thuận tiện cho người bệnh, tiết kiệm thời gian và chi phí khám, bệnh viện cũng xây dựng gói khám tầm soát ung thư vòm họng với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất, giúp phát hiện bệnh sớm ngay khi chưa có biểu hiện. (Chi tiết: Gói tầm soát ung thư vòm họng).
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.