Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biến nhất ở nữ giới. Có nhiều nguyên nhân, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, HPV nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là yếu tố điển hình nhất.
Bạn đang đọc: HPV nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung
HPV nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung
Tìm hiểu thêm: Răng lệch khớp cắn và những tác hại
>>>>>Xem thêm: Gạt bỏ lo lắng lấy vôi răng bao nhiêu tiền
Các loại HPV nguy cơ cao
Ung thư cổ tử cung xảy ra khi cớ sự phát triển bất thường của bất kì tế bào nào tại tử cung, cơ quan sinh sản ở nữ giới, cơ quan trứng thụ tinh và phát triển thành phôi thai. Bệnh ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở nữ giới Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Thống kê năm 2010 có khoảng 10 nghìn ca mắc thì số lượng ca mắc năm 2020 dự báo sẽ tăng lên khoảng 17 nghìn ca.
Nguyên nhân chàng đầu gây ung thư cổ tử cung được xác định là HPV (Human Papollimavirus). HPV là vi rút lây nhiễm qua đường tình dục, kể cả tiếp xúc tay với bộ phận sinh dục hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Nguy cơ nhiễm HPV ở nữ giới trong suốt cuộc đời lên tới 80% và tỷ lệ lây nhiễm trung bình qua quan hệ tình dục nam – nữ là 40%.
HPV được chia làm 2 loại là nhóm HPV nguy cơ thấp và nhóm HPV nguy cơ cao. Trong số hơn 100 loại HPV được tìm thấy thì có tới 40 tuýp có khả năng gây bệnh ở đường hậu môn, sinh dục và 15 tuýp có khả năng gây ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung. HPV 16 và HPV 18 là hai chủng vi rút có liên quan nhiều nhất đến căn bệnh ác tính này. Khoảng trên 90% nữ giới mắc ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của HPV.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Ngoài HPV nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung, còn có rất nhiều yếu tố khác được xác định là làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tìm hiểu thêm: Răng lệch khớp cắn và những tác hại
>>>>>Xem thêm: Gạt bỏ lo lắng lấy vôi răng bao nhiêu tiền
Thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
- Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài: nữ giới sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn những nữ giới khác. Nguy cơ mắc bệnh giảm sau 10 năm ngừng sử dụng thuốc.
- Hệ miễn dịch suy yếu: người nhiễm HIV, AIDS, ghép tạng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn do hệ miễn dịch không còn khả năng tiêu diệt các tế bào mầm lạ xâm nhập cơ thể có khả năng gây ung thư.
- Hút thuốc lá: nữ giới hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao gấp 2 lần so với những người bình thường.
- Nữ giới mang thai sớm trước 17 tuổi có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 2 lần so với những người bình thường. Ngoài ra, sinh con thứ 3 cũng làm tăng 3 lần nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở nữ giới…
Phòng vi rút HPV – phòng bệnh ung thư cổ tử cung
Dù là căn bệnh ác tính đặc biệt nguy hiểm nhưng ung thư cổ tử cung lại dễ phòng ngừa và cho kết quả sàng lọc cao nên dễ dàng phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Để phòng HPV nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, nữ giới cần tiêm phòng vắc xin ngừa HPV. Đối tượng tiêm loại vắc xin này được tổ chức y tế thế giới khuyến cáo là nữ giới ở độ tuổi 9 – 26 tuổi. Tiêm vắc xin HPV gồm 3 mũi, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 2 tháng và lặp lại mũi thứ 3 sau 6 tháng mũi tiêm đầu.
Cần lưu ý, tiêm vắc xin HPV chỉ phòng được vi rút HPV và còn rất nhiều yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung nên nữ giới cần quan tâm đến khám sức khỏe và sàng lọc ung thư cổ tử cung định kì bằng xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV. Đây là những xét nghiệm có thể phát hiện ra các tế bào loạn sản – tiền ung thư khi cơ thể chưa có biểu hiện bệnh gì.
Tìm hiểu thêm: Răng lệch khớp cắn và những tác hại
>>>>>Xem thêm: Gạt bỏ lo lắng lấy vôi răng bao nhiêu tiền
Khám sàng lọc ung thư định kì có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.