Xử lý sốt cao co giật ở trẻ như thế nào cha mẹ đã biết chưa? Đây là một trong những kỹ năng quan trọng để chăm sóc trẻ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng sốt cao co giật và phương pháp xử lý các bạn nhé.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn ba mẹ: Xử lý sốt cao co giật ở trẻ nhanh hết
1. Cách kiểm tra bé có sốt hay không?
Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nếu sốt kéo dài, sốt quá cao thì vô cùng nguy hiểm. Tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu như không được phát hiện kịp thời và can thiệp đúng cách. Làm thế nào để kiểm tra chính xác tình trạng của bé, cha mẹ nên tham khảo một số cách sau đây:
– Quan sát và theo dõi biểu hiện bên ngoài như: toát mồ hôi, quấy khóc, khó chịu, người nóng hơn bình thường….
– Kiểm tra nhiệt độ cơ thể chính xác của trẻ, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nhiệt kế được sử dụng để đo nhiệt độ, có hai loại chính là: nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử.
Nhiệt kế thủy ngân có giá thành thấp hơn nhưng sẽ có kết quả chính xác hơn nhiệt kế điện tử, còn nhiệt kế điện tử có tốc độ đo nhanh hơn. Hãy lựa chọn loại phù hợp với gia đình của mình bạn nhé.
Xử lý sốt cao co giật ở trẻ như thế nào là một trong những kỹ năng quan trọng để chăm sóc trẻ
2. Bình thường trẻ sốt cao bao nhiêu độ sẽ dễ dẫn đến co giật?
Khi bị sốt, não của trẻ sẽ luôn hoạt động để cơ thể giảm sốt, giảm nhiệt. Chính việc tự động thải nhiệt này của não sẽ làm trẻ giãn mạch máu, đổ mồ hôi, mất nước nhanh hơn bình thường. Nếu như nhiệt độ tăng nhanh và vượt ngưỡng điều khiển thì rất có thể trẻ sẽ bị tác động đến vùng não bộ, gây nên trạng thái co giật khi sốt cao.
Khi bị sốt co giật trẻ sẽ không thể tự chủ được những hành động của mình, toàn thân co giật, hàm cắn chặt. Vì vậy việc quan sát và phát hiện những bất thường xảy ra ở trẻ là vô cùng quan trọng. Đối với độ tuổi khác nhau thì nhiệt độ có thể dẫn đến co giật và cách kiểm tra nhiệt độ cơ thể cũng khác nhau, chẳng hạn như:
– Nên đo thân nhiệt ở vùng nách khi trẻ ở dưới 3 tháng tuổi. Nếu như cơ thể ở khoảng 37.2 độ C trở lên thìnên tiến hành đo thêm thân nhiệt ở vùng trực tràng. Khi ấy, nếu như kết quả ghi nhận từ vị trí trực tràng cao hơn 38,5 độ C thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám.
– Trẻ ở khoảng 3 – 5 tháng tuổi thì nên đo nhiệt độ ở khu vực tai hoặc nách.
– Nếu như trẻ khoảng 4 tuổi mà ghi nhận nhiệt độ kẹp nách là từ 38.5 độ C trở lên, thì cần phải được can thiệp ngay lập tức.
– Đo thân nhiệt ở miệng sẽ phù hợp với trẻ từ 4 tuổi trở lên
– Tuy nhiên với những trẻ đã lớn hơn, thì kẹp ở nách là vị trí chính xác nhất.
3. Sốt co giật có biểu hiện như thế nào?
Sốt co giật sẽ có những biểu hiện ban đầu giống như những loại sốt thông thường khác khiến cha mẹ có thể nhầm lẫn, hãy căn cứ vào một số đặc điểm sau đây để nhận biết những dấu hiệu có thể dẫn đến co giật:
– Nhiệt độ được của cơ thể trẻ là 39 độ, và giữ nhiệt độ này không giảm trong nhiều giờ liền.
– Trẻ nằm li bì, mất ý thức, miệng có thể xuất hiện hiện tượng sùi bọt mép
– Tay chân bắt đầu gồng cứng, không ý thức được những điều xung quanh
– Hai mắt trợn ngược lên phía trên
– Hiện nay có hai loại sốt co giật thường gặp nhất, đó là: Sốt co giật thể phức tạp và sốt co giật thể đơn giản. Đặc điểm của hai loại sốt đó như sau:
Biểu hiện khi trẻ co giật do sốt thể đơn giản
– Toàn thân bị co giật
– Thời gian co giật không dài, thường dưới 5 phút sau đó tự hết
– Trẻ không bị rối loạn tri giác hay có dấu hiệu nào liên quan đến thần kinh nào sau cơn co giật.
– Trước đây từng có tiền sử co giật do sốt.
Biểu hiện khi trẻ co giật do sốt thể phức tạp
– Co giật chỉ trên một bộ phận nhỏ của cơ thể chứ không phải toàn bộ
– Cơn co giật dài hơn, diễn ra khoảng 15’
– Trong vòng 24h có đến 2 lần co giật.
– Tinh thần không tỉnh táo, có thể bị liệt chi tạm thời sau co giật.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp có nên tự điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ không
Một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ có thể bị sốt co giật là nằm li bì, mất ý thức, miệng có thể xuất hiện hiện tượng sùi bọt mép
4. Xử lý sốt cao co giật ở trẻ như thế nào?
Gợi ý cách chăm sóc, xử lý sốt cao co giật ở trẻ cho ba mẹ như sau:
– Mặc đồ thoáng mát, thấm mồ hôi cho bé cảm thấy thoải mái
– Dùng khăn sạch, ngâm vào nước ấm lâu khu vực nách, trán, bẹn, dưới cổ,… để hạ nhiệt cơ thể cho bé. Đặc biệt, lưu ý không dùng nước lạnh, phả thẳng quạt, điều hòa,… vào người trẻ, dễ làm cho tình trạng nặng hơn. Nên lau bằng nước ấm liên tục trong khoảng 7 – 15 phút để giúp lỗ chân lông trên da giãn nở và nhanh thoát nhiệt hạ sốt.
– Nên bổ sung nước cho trẻ vì khi sốt trẻ toát nhiều mồ hôi nên việc bù nước là rất quan trọng. Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ thì cho trẻ bú nhiều hơn, không cần ấn định theo bữa, nhưng chú ý liều lượng không nên cho bé uống quá nhiều.
– Chỉ cho bé ăn những đồ ăn dễ nhai, nuốt như cháo, súp,… đặc biệt không cho bé đang ăn khi co giật, sẽ khiến bé bị sặc, nguy hiểm đến nhiều bộ phận khác.
– Liên tục theo dõi những biểu hiện của con, nếu như có những dấu hiệu thay đổi bất thường đưa bé đến cơ sở y tế uy tín gấp.
– Đo thân nhiệt thường xuyên cho trẻ, mỗi lần nên cách nhau từ 30’ – 1h. Nếu như nhiệt độ không có dấu hiệu giảm thì hãy đưa bé đến bệnh viện.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi bé bị amidan
Liên tục theo dõi những biểu hiện của con, nếu như có những dấu hiệu thay đổi bất thường đưa bé đến cơ sở y tế uy tín gấp.
Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã hiểu hơn về chủ đề xử lý sốt cao co giật ở trẻ. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để hiểu hơn về cách chăm sóc con trẻ và những chủ đề liên quan bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.