Đau mắt đỏ là một bệnh phổ biến, đặc biệt trong mùa mưa lũ khi điều kiện vệ sinh kém và vi khuẩn dễ lây lan. Làm thế nào để chữa đau mắt đỏ, đặc biệt là khi chưa đi khám và điều trị tại cơ sở y tế được? Theo dõi nội dung sau để nắm vững cách điều trị hiệu quả, an toàn, nhanh chóng nhé.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả mùa mưa lũ
1. Hiểu rõ về bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) khiến cho lớp màng mỏng bao phủ ở phần mắt và mí mắt bị viêm. Bệnh này có thể do vi khuẩn, virus hoặc tác nhân kích thích dị ứng gây ra. Trong giai đoạn mưa lũ kéo dài sau bão gây ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng, môi trường sống bị ô nhiễm, độ ẩm tăng cao trong nền nhiệt khoảng 25 – 30 độ, rất thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi.
Mưa lũ kéo dài, bệnh đau mắt đỏ có nhiều khả năng bùng phát thành dịch
Cụ thể, virus gây bệnh đau mắt đỏ (Entero hoặc Adeno) có thể sống từ 8 – 12 tuần ngoài môi trường tự nhiên, đặc biệt là môi trường nước. Chúng dễ dàng tấn công vào cơ thể, gây tình trạng viêm kết mạc. Nếu không chữa đau mắt đỏ kịp thời, thông qua dịch tiết ở mắt hoặc nước mắt của người bệnh, sinh vật gây bệnh sẽ lây lan sang nhiều người khác và tạo thành ổ dịch.
Trong khi đó, độ ẩm ở miền Bắc những ngày này vẫn đang ở mức cao, không ít người dân ở các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai đang thiếu thốn nguồn nước sạch. Nước nhiễm bẩn chính là nguồn chứa và lây lan dịch bệnh dễ dàng nhất.
Bệnh đau mắt đỏ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó, trẻ em chưa hoàn thiện về hệ miễn dịch thường có biểu hiện nặng. Đối tượng này rất dễ bị biến chứng do đau mắt đó, dẫn đến suy giảm thị lực lâu dài và vĩnh viễn, rất nguy hiểm.
2. Triệu chứng đau mắt đỏ
Cũng giống như các trường hợp đau mắt đỏ khác, dịch đau mắt đỏ sau mùa mưa lũ cũng khiến bạn gặp phải một số triệu chứng sau:
– Mắt đỏ và ngứa
– Chảy nước mắt nhiều
– Cảm thấy vướng víu như có hạt sạn trong mắt, đặc biệt khi chớp mắt.
– Tiết dịch đục hoặc vàng
– Mí mắt sưng và dính vào nhau, đặc biệt khi thức dậy
Đa phần các trường hợp thường có biểu hiện ở một bên mắt trước, sau đó lây sang mắt còn lại. Phụ nữ sau sinh, đang cho con bú có thể dễ dàng lây bệnh cho con do thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bé.
2. Hướng dẫn chữa đau mắt đỏ mùa mưa lũ
2.1. Cách xử lý tại nhà
Khi bị đau mắt đỏ nhưng chưa thể đến cơ sở y tế để khám và điều trị, bạn có thể xử lý trước tại nhà bằng một số phương pháp sau đây:
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Giá chích ngừa ung thư cổ tử cung?
Chữa đau mắt đỏ tại nhà bằng cách nào?
– Vệ sinh mắt đúng cách: Bạn cần rửa tay với xà phòng và rửa lại bằng nước sạch thường xuyên. Kết hợp dùng nước muối sinh lý để rửa mắt, loại bỏ chất tiết. Tránh dụi mắt để hạn chế đưa virus, vi khuẩn sang mắt còn lại, hoặc ra môi trường.
– Chườm lạnh hoặc ấm: Phương pháp này dùng để giảm sưng, ngứa và tiết dịch, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có thể nhắm mắt, dùng túi chườm ấm đặt lên trên mắt, để trong 1 – 2 phút.
– Nhỏ nước muối sinh lý: Nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mắt, dùng 3 – 4 lần/ngày
– Bổ sung dinh dưỡng: Uống nhiều nước và ăn thêm các loại rau, quả tươi chứa vitamin A, C, E.
2.2. Điều trị y tế chữa đau mắt đỏ
Bạn nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa Mắt kiểm tra, hướng dẫn điều trị chuyên sâu từ sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng và lây lan cho nhiều người.
Chữa đau mắt đỏ bằng thuốc, các bác sĩ thường kê đơn với các thành phần như sau:
– Thuốc kháng sinh: Oflovid 0,3% (có dạng mỡ và dung dịch). Đối với dạng dung dịch, bạn nhỏ 1 giọt mỗi bên mắt, mỗi ngày 4 lần, dùng liên tiếp trong 7 ngày. Đối với dạng thuốc mỡ, bạn lấy từ
0,5 – 1cm thuốc, tra vào từng bên mắt, mỗi ngày tiến hành tra 2 lần vào buổi sáng và tối, cũng dùng liên tục 7 ngày.
– Nước mắt nhân tạo: Có thể lựa chọn một trong số các thuốc như Clinitas 0,2%, sanlein, Optive…, nhỏ mỗi bên mắt 1 giọt, mỗi ngày 4 lần trong nhiều ngày, cho đến khi khỏi bệnh.
Cần chú ý: Tuyệt đối tránh tự dùng các thuốc nhỏ mắt chứa Corticoid và thuốc chống dị ứng khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau vài ngày nếu biết cách vệ sinh và điều trị. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, sau 3 – 5 ngày, bệnh không suy giảm mà có thể tiến triển nặng. Nếu thấy các biểu hiện sau đây, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay lập tức, tránh để bệnh biến chứng, gây viêm loét giác mạc, làm suy giảm thị lực về lâu dài.
– Đau và nhức dữ dội ở bên trong mắt
– Thị lực giảm đột ngột
– Sốt cao
– Tiết dịch mủ nhiều
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về giá tròng kính cận siêu mỏng
Nếu tình trạng đau mắt đỏ tiến triển nặng, cần đi khám bác sĩ ngay
3. Hướng dẫn phòng ngừa đau mắt đỏ trong mùa mưa lũ
Để hạn chế bùng phát và lây lan bệnh đau mắt đỏ trong mùa mưa lũ, người dân cần chú ý:
– Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay đúng cách trước và sau khi chạm vào mắt, dùng riêng đồ cá nhân, đặc biệt là khăn mặt, khăn tắm.
– Bảo vệ mắt: Khi đi ra ngoài, cần đeo kính bảo hộ để tránh bụi bẩn, tránh để nước lũ tiếp xúc với mắt.
– Giữ vệ sinh môi trường: Cần thường xuyên lau và khử trùng các bề mặt của vật dụng trong nhà, nơi mà bạn hay chạm vào. Chú ý sử dụng nguồn nước sạch, phục vụ sinh hoạt, đặc biệt là trong ăn uống, tắm giặt.
– Tăng sức đề kháng: Cần bổ sung đủ dưỡng chất, ưu tiên thực phẩm tốt cho mắt, đồng thời ngủ đủ giấc và tập thể dục hàng ngày.
Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Với những hướng dẫn cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả trên đây, hy vọng bạn có thể tự tin phòng ngừa và điều trị bệnh Từ sớm. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, đừng ngần ngại tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia y tế. Hãy nhớ rằng, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ là chìa khóa để phòng ngừa đau mắt đỏ và nhiều bệnh lý khác trong mùa mưa lũ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.