Bong gân khớp vai là tình trạng nhiều người gặp phải. Bệnh gây đau đớn và cản trở khả năng vận động của người bệnh. Vậy bong gân khớp vai nguyên nhân do đâu, triệu chứng như thế nào và cách điều trị bong gân khớp vai ra sao? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách điều trị bong gân khớp vai hiệu quả
1.Tìm hiểu về tình trạng bong gân khớp vai
Bông gân khớp vai hay giãn dây chằng sự tổn thương của khớp, đặc biệt là dây chằng xảy ra khi có lực tác động mạnh nhưng chưa dẫn tới trật khớp hoặc gãy xương. Bong gân khớp vai xảy ra khi khớp bị vặn xoắn hoặc dây chằng ở khớp bị kéo giãn quá mức.
Nếu không kịp thời can thiệp, người bệnh có thể gặp phải nhiều di chứng nguy hiểm.
Bong gân khớp vai xảy ra khi dây chằng của vai bị kéo căng hoặc rách.
Hiện tượng bong gân khớp vai là tình trạng tổn thương thường gặp và có thể để lại hậu quả khó lường nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên đa số bệnh nhân thường chủ quan với tình trạng này bởi tâm lý bệnh nhân cho rằng bệnh thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Đa số các trường hợp bệnh nhân thường xoa cao, dùng rượu để xoa vào vết thương để giảm đau và nhanh lành. Tuy nhiên điều này có những tác động đến mạch máu và gây tổn thương dây chằng do chất nóng tác động trực tiếp vào vết thương.
Các chất nóng này chỉ nên sử dụng với các trường hợp xương gãy bởi sức nóng có thể làm tăng tiết dịch và giúp máu di chuyển nhanh hơn giúp xương nhanh liền hơn. Tuy nhiên, đặc biệt lưu ý không xoa vào dây chẳng bởi tổn thương có thể dẫn tới teo cơ, cứng khớp vai.
2. Nguyên nhân bong gân khớp vai
Bong gân khớp vai xảy ra khi dây chằng của vai bị kéo căng hoặc rách. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó phổ biến nhất có thể bao gồm:
– Do cánh tay xoắn mạnh
– Ngã chống tay hoặc do đánh trực tiếp
– Tác động lực mạnh đến vai
Bong gân thường được phân loại theo mức độ nghiêm trọng và phạm vi từ cấp I (nhẹ) đến lớp III (nặng).
Nếu bệnh nhẹ hầu hết là tự lành và chỉ cần nghỉ ngơi, chấn thương nặng có thể cần tập vận động hoặc phẫu thuật chỉnh sửa.
3. Triệu chứng bong gân khớp vai
Tùy thuộc vào tình trạng mà bệnh có nhiều triệu chứng bong gân khác nhau, tuy nhiên bong gân khớp vai có một số triệu chứng điển hình là:
– Người bệnh cảm giác đau đớn
– Sưng vùng vai
– Vai bầm tím, sưng đỏ
Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bong gân khớp vai gây đau, sưng, bầm tím vai
– Giảm khả năng vận động
– Hoạt động phối hợp tay vai, cổ giảm sút
4. Chẩn đoán và điều trị bệnh bong gân khớp vai
4.1 Chẩn đoán trước khi xây dựng cách điều trị bệnh bong gân khớp vai
– Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám thực thể.
– Chụp X-quang có thể được thực hiện để xác định gãy xương.
– Nếu nghi ngờ chấn thương dây chằng, chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể sẽ được thực hiện.
– Nội soi khớp có thể được chỉ định nếu mức độ chấn thương thể hiện rõ ràng trên hình ảnh.
>>>>>Xem thêm: Thông tin tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám đặc biệt là khi bong gân khớp vai nặng
4.2 Hướng dẫn cách điều trị bệnh bong gân khớp vai
Ngay sau khi khớp vai bị bong gân, người bệnh cần cố định bằng cách ép để khớp chân tránh bị phù nề. Trường hợp nặng, người bệnh cần được đặt nẹp bột cố định khớp với tư thế cơ năng.
Để xoa dịu cơn đau, co mạch, tạm ngừng chảy máu và bớt phù nề, người bệnh nên chườm lạnh bằng nước đá ở bên ngoài. tuy nhiên không trực tiếp áp đá trực tiếp vào vết bầm mà nên bọc vải để tránh bị bỏng lạnh. Sau ngày thứ hai, người bệnh cũng nên ngâm chỗ bị bong gân khớp vai trong nước ấm từ 3-4 lần/ ngày.
Ngoài ra, đối với khu vực bị bong gân, người bệnh nên kê cao hơn khi ngủ hay nghỉ ngơi. Đồng thời nên nhẹ nhàng cử động nếu có thể để máu lưu thông tốt hơn. Khi vai đã đỡ, người bệnh nên hạn chế xoa bóp, va chạm, chườm hay tiêm thuốc để tránh giãn mạch, chảy máu hay phù nề.
Cũng không nên băng khu vực này quá chặt để tránh đau nhức hoặc bầm tím.
Đối với các trường hợp vận động mạnh hoặc bong gân khớp vai do tập thể thao, đa số người bệnh có thể tự lành. Tuy nhiên nhiều trường hợp nặng, người bệnh cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp nhất. Người bệnh có thể nẹp cố định hoặc phẫu thuật tùy theo tình trạng cơ thể.
4.3 Phòng tránh bong gân khớp vai thế nào
Đối với người bình thường, các bạn nên lưu ý về vận động và sinh hoạt: Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lí và tập luyện thể thao với mức độ vừa phải, không quá sức.
Nếu trường hợp vô tình hoặc ngoại cảnh tác động dẫn tới bong gân khớp vai, bạn cần đi thăm khám ngay các cơ sở y tế để điều trị sớm, tránh chủ quan dẫn tới biến chứng.
Đối với những trường hợp chơi thể thao chuyên nghiệp, hoạt động thể chất nhiều hàng ngày thì cần có những biện pháp phòng tránh và bảo vệ bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.