Sử dụng vắc xin phòng cúm cũng giống như các loại vắc xin và dược phẩm khác trong y tế là có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn khi tiêm cho trẻ nhỏ. Vậy khi trẻ sốt sau sử dụng vắc xin phòng cúm cần lưu ý những điều gì? Nên sử dụng thuốc hạ sốt dành cho trẻ như thế nào? Dưới dây là chỉ dẫn cách hạ sốt khi tiêm vắc xin cúm an toàn dành cho trẻ nhỏ.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách hạ sốt sau khi tiêm vắc xin cúm dành cho trẻ nhỏ
1. Lý giải hiện tượng trẻ bị sốt sau tiêm phòng vắc xin cúm
1.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt ở trẻ sau khi tiêm vắc xin phòng cúm
Trước khi tìm cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng vắc xin cúm, các bậc cha mẹ nên hiểu đúng nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
Đối với bất kỳ loại vắc xin nào bao gồm cả vắc xin cúm, sau khi được tiêm, trẻ có thể gặp tình trạng sốt nhẹ hoặc cao. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường sau khi tiêm vắc xin. Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể khi có sự xâm nhập từ các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, vắc xin,… vào cơ thể.
Đặc trưng của sốt là sự gia tăng thân nhiệt, kèm theo hiện tượng quấy khóc ở trẻ. Sốt sau tiêm phòng cúm là phản ứng bình thường cho biết hệ miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vắc xin, vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng vì việc trẻ bị sốt.
Sốt là hiện tượng hoàn toàn bình thường sau khi tiêm vắc xin phòng cúm ở trẻ nhỏ
1.2. Phân biệt phản ứng sốt bình thường và sốt bất thường
Phản ứng sốt bình thường
Do hệ miễn dịch còn non yếu nên sau khi tiêm phòng cúm, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ trong đó có sốt nhẹ dưới 38.5 độ C. Đây chỉ là dấu hiệu bình thường, cho thấy cơ thể trẻ đang tạo ra kháng thể, cha mẹ không cần quá lo lắng.
Phản ứng sốt bất thường
Trong số ít trường hợp hi hữu, nếu trẻ xuất hiện tình trạng nguy hiểm như: Sốt cao kéo dài trên 38.5 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt,quấy khóc kéo dài, li bì, hôn mê, co giật hay nôn trớ, bú kém, bỏ bú,… cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời.
2. Hướng dẫn cách hạ sốt khi tiêm vắc xin cúm cho trẻ
2.1. Phản ứng sốt thường kéo dài trong bao lâu sau khi tiêm vắc xin cúm?
Do sức đề kháng của trẻ còn non yếu, vì vậy sau khi tiêm vắc xin cúm khoảng một vài giờ hoặc một ngày, trẻ có thể xuất hiện tình trạng sốt. Sốt là phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi chủng ngừa vắc xin cúm. Đa số trẻ thường xuất hiện tình trạng sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C) hoặc sốt cao (trên 38.5 độ C), kèm quấy khóc sau khi tiêm.
Thông thường, cơn sốt sẽ tự khỏi trong khoảng 24 đến 48 giờ và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.
Tìm hiểu thêm: Tiêm ngừa cúm và 3 vấn đề cần lưu tâm
Thông thường hiện tượng sốt sau tiêm ở trẻ không kéo dài quá lâu
2.2. Hướng dẫn cách hạ sốt khi tiêm vắc xin cúm
Trước hết, điều quan trọng nhất khi xử lý sốt là cha mẹ nên bình tĩnh và thường xuyên theo dõi thân nhiệt, nhanh chóng hạ sốt cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau như:
– Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, thông khí, nên mặc quần áo rộng cho trẻ. Cha mẹ có thể lau người hoặc chườm khăn ấm hoặc mát được vắt khô lên trán trẻ.
– Nếu nhiệt độ trẻ ở mức trên 39 độ C, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt như paracetamol, ibuprofen,… Tuy nhiên, cha mẹ cần tuân thủ theo chỉ dẫn và liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
– Sốt cao có thể dẫn tới mất nước và rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Vì vậy, cha mẹ có thể cho trẻ dùng oresol, cháo muối nấu loãng để bù nước và điện giải. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
– Đảm bảo chế độ ăn uống dinh dưỡng cho trẻ, có thể cho trẻ ăn các thực phẩm lỏng và dễ tiêu như sữa, cháo, súp,…
Trong một vài trường hợp, nếu bố mẹ đã dùng nhiều cách hạ sốt khi tiêm vắc xin nhưng thân nhiệt không hề giảm, đi kèm với các biểu hiện như quấy khóc dai dẳng, co giật, cha mẹ nên gọi ngay cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
2.3. Theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin cúm
Sau khi tiêm vắc xin cúm, cha mẹ nên chú ý đến những điều sau:
Giấc ngủ và ăn uống
Trẻ có thể cảm thấy khó chịu sau tiêm vắc xin nên những ngày đầu nhiều trẻ sẽ quấy khóc, ăn kém, bỏ bú,… Lúc này cha mẹ hãy tránh cho con vận động nhiều mà nên để trẻ nghỉ ngơi và chia nhỏ bữa ăn để cơ thể trẻ dễ dàng hấp thụ.
Nhịp thở
Cha mẹ cần lưu ý đến nhịp thở của con để phát hiện bất thường như lõm ngực, thở khò khè, hơi thở yếu,… Tất cả đều là dấu hiệu bất thường và cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Chăm sóc vết tiêm
Sau tiêm nhiều trẻ có thể bị tấy đỏ, sưng ở vị trí được tiêm. Cha mẹ không nên dùng bất cứ vật gì đắp lên vùng da này để tránh nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ. Hãy cho trẻ mặc đồ rộng và thoáng mát để không cọ xát làm tổn thương lên vết tiêm.
>>>>>Xem thêm: Các loại vacxin cần tiêm cho người lớn và địa chỉ tiêm chủng
Tình trạng sốt sau khi tiêm chủng cúm là điều hoàn toàn bình thường, cha mẹ nên bình tĩnh, lưu ý theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ
3. Trường hợp nào thì cha mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện?
Ngoài biểu hiện sốt ở trẻ, trong trường hợp trẻ có những biểu hiện nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất:
– Sốt trên 39 độ C trong khoảng thời gian dài.
– Co giật hay mệt mỏi, lừ đừ, không có phản ứng đáp lại khi được gọi.
– Da dẻ tím tái.
– Khó thở, thở rít hay rút lõm lồng ngực khi thở.
– Quấy khóc dữ dội hay khóc thét kéo dài.
Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường rất hiếm gặp và nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Vậy nên khi có các triệu chứng trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Trên đây là hướng dẫn cách hạ sốt sau khi tiêm vắc xin cúm dành cho trẻ nhỏ. Tình trạng trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng cúm là điều hoàn toàn bình thường, cha mẹ nên bình tĩnh và lưu ý theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Mong rằng với những thông tin, cha mẹ đã có cho mình những thông tin hữu ích để chăm sóc trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.