Tiêm vắc xin cúm là giải pháp hữu hiệu giúp bảo vệ sức khỏe trước các virus gây bệnh cúm trong thời điểm dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, sau khi tiêm vắc xin cúm, cơ thể có thể gặp một số phản ứng phụ phổ biến, trong đó có sốt. Vậy bị sốt sau khi tiêm vắc xin cúm có nguy hiểm không và cần làm gì để hạ sốt? Dưới đây là những hướng dẫn cách hạ sốt sau khi tiêm vắc xin phòng cúm mùa.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách hạ sốt sau khi tiêm vắc xin phòng cúm mùa
1. Tìm hiểu về căn bệnh cúm mùa
Cúm là một dạng bệnh truyền nhiễm virus cấp tính có thể tấn công mọi đối tượng. Bệnh tiếp cận thông qua hệ hô hấp đường mũi, cổ họng, từ đó thâm nhập các ống phế quản và có thể bao gồm cả phổi để gây bệnh.
Cúm phần lớn diễn biến nhẹ và người bệnh có thể tự hồi phục trong khoảng 2 đến 7 ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt như những người bị suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh lý mạn tính,… cúm có thể trở nên nguy hiểm và gây ra các biến chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp và nguy hiểm nhất là dẫn tới tử vong .
Vì vậy, dù là đối tượng nào đi nữa cũng không thể chủ quan với cúm mùa. Việc tiêm phòng cúm từ bé và tiêm nhắc lại để phòng bệnh là vô cùng quan trọng.
Cúm là bệnh lý lây nhiễm phổ biến, dễ dàng lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
2. Lợi ích mà tiêm phòng vắc xin cúm mang lại cho trẻ nhỏ
Vắc xin cúm hoạt động với cơ chế kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản sinh ra các kháng thể chống lại virus cúm. Từ đó giúp:
– Hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại và tiêu diệt virus cúm trước khi chúng gây nên các triệu chứng bệnh nghiêm trọng, giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
– Ngăn ngừa bệnh lây lan trong cộng đồng và tránh bùng thành dịch bệnh lớn.
Các vắc xin ngừa cúm thường có hiệu lực bảo vệ rất cao, hiệu quả lên đến 90%. Tuy nhiên, hiệu lực bảo vệ của vắc xin chỉ kéo dài gần một năm do các loại virus cúm thường có tính đột biến và thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục hằng năm. Vậy nên thành phần của vắc xin cúm luôn được nghiên cứu, cập nhật và thay đổi hàng năm để phù hợp hơn với các chủng virus cúm đang lưu hành hiện tại. Chính vì vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo nên đi tiêm phòng cúm mỗi năm một lần, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Vắc xin cúm nên được tiêm ngừa trước khi dịch cúm mùa bắt đầu lây lan trong cộng đồng. Sau khoảng 2 tuần tiêm vắc xin, cơ thể đã có thể hình thành kháng thể bảo vệ khỏi các chủng virus có trong vắc xin.
Tìm hiểu thêm: Thời gian chích ngừa viêm gan B cho trẻ em và người lớn
Tiêm phòng vắc cúm cho trẻ nhỏ và người lớn giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả và tránh lây lan bệnh ra cộng đồng
3. Cần lưu ý gì và cách hạ sốt sau khi tiêm vắc xin?
3.1. Các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin phòng cúm
Phản ứng phụ thường gặp nhất sau khi tiêm vắc xin ngừa cúm (đối với cả trẻ em và người lớn) bao gồm:
– Các phản ứng tại chỗ được tiêm như sưng đau, nhức mỏi tại vùng được tiêm.
– Ngoài ra, sau khi tiêm có thể bị sốt nhẹ, cảm thấy hơi mệt mỏi và quấy khóc ở trẻ.
Theo các chuyên gia y tế, phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng bệnh cúm thường chỉ kéo dài khoảng từ 24 đến 48 giờ rồi dần biến mất và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp hy hữu các phản ứng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra. Cụ thể như sốt cao, khó thở, khàn giọng hoặc thở khò khè, da dẻ xanh xao, cảm thấy mệt mỏi, thể trạng yếu đuối, chóng mặt, tim đập nhanh,… Với bất dấu hiệu nghiêm trọng sau khi chích ngừa đều cần được chú ý theo dõi để có thể kịp thời xử lý.
Để an toàn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách nhận biết phản ứng nghiêm trọng, cũng như cách chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm phòng cúm.
3.2. Cách hạ sốt sau khi tiêm vắc xin và chăm sóc đơn giản tại nhà
Đầu tiên khi phát hiện có dấu hiệu sốt cao, điều quan trọng nhất là mọi người cần bình tĩnh, không nên lo lắng và nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt, nhanh chóng hạ sốt cho người bệnh (người lớn/ trẻ em) bằng nhiều cách khác nhau như:
– Để người bệnh nằm ở phòng thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoải mái.
– Đối với trẻ khi bị sốt, hãy lau người bằng nước ấm, chườm khăn đã vắt khô lên trán cho người bệnh. Lau người hoặc chườm khăn ấm cho người bệnh bị sốt để giúp họ hạ nhiệt dần dần.
– Cần đảm bảo chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng cho người bệnh. Nên cho người bệnh ăn lỏng và các thực phẩm dễ tiêu như sữa, cháo, súp, bún,… Ngoài ra, nên bổ sung nhiều trái cây hoặc làm sinh tố hoa quả cho người bệnh sử dụng.
>>>>>Xem thêm: Các đối tượng không nên tiêm vacxin sống giảm độc lực
Cha mẹ có thể lau người bằng nước ấm, chườm khăn đã vắt khô lên trán cho trẻ để hạ nhiệt dần dần.
3.3. Lưu ý cách hạ sốt khi tiêm vắc xin bị sốt cao
Trong trường hợp nếu nhiệt độ của người bệnh trên 39 độ C, cha mẹ nên lưu ý một số điều sau:
– Nên dùng thuốc hạ sốt như paracetamol, ibuprofen,… tuy nhiên, cần tham khảo liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
– Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước và rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Vì vậy có thể cho người bệnh dùng oresol, cháo muối nấu loãng để bù lượng nước mất và điện giải. Nếu trẻ nhỏ có các vấn đề khác, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế để có cách xử trí kịp thời cho con.
Trong một vài trường hợp, nếu đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt không hề giảm, kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, co giật, nên gọi ngay cho bác sĩ hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc khẩn cấp.
Trên đây là những hướng dẫn hạ sốt sau khi tiêm vắc xin phòng cúm mùa. Các phản ứng phụ xảy ra sau tiêm chủng là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu biết cách xử trí sẽ không để lại những hậu quả đáng tiếc. Vậy nên việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa vẫn là cần thiết và nên được tiêm nhắc lại hàng năm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.