Hướng dẫn cách sử dụng vitamin B3 hiệu quả

Vitamin B3 là thành phần thường được bắt gặp trong những sản phẩm chăm sóc da. Đồng thời chúng còn là một chất rất cần thiết đối với cơ thể chúng ta. Vậy những lợi ích mà B3 có thể mang lại cho cơ thể là gì, cách dùng ra sao? Hãy cùng TCI tìm hiểu rõ hơn về loại vitamin này ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách sử dụng vitamin B3 hiệu quả

1. Vitamin B3 là gì?

Vitamin B3 (còn gọi là vitamin PP hay Niacin) được biết đến là một trong 8 loại vitamin B rất thiết yếu với cơ thể người. Việc bổ sung vitamin B3 có thể giúp điều chỉnh hàm lượng cholesterol, cải thiện rối loạn hô hấp và mạch máu, hỗ trợ cho việc lưu thông máu và chức năng của não một cách hiệu quả.

B3 là cách gọi chung của 2 hoạt chất bao gồm:

– Niacinamide (Nicotinamide): Thường thấy trong những loại thực phẩm và là thành phần thông dụng có trong mỹ phẩm.

– Niacin (Axit Nicotinic): Có khả năng bổ sung đầy đủ dưỡng chất, giảm bớt cholesterol xấu, triglyceride và làm tăng cholesterol tốt.

Một số thực phẩm chứa B3 đó là: gan, thịt gà, cá hồi, bánh mì, nấm và khoai tây… Đặc biệt, các loại sữa bột cũng là nguồn cung cấp không chỉ B3 mà còn có thêm các loại vitamin thuộc nhóm B khác cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Hướng dẫn cách sử dụng vitamin B3 hiệu quả

B3 là một trong 8 loại vitamin B rất thiết yếu với cơ thể người

2. Vitamin B3 có tác dụng gì?

Bổ sung Niacin là một phương pháp tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), có nhiều nghiên cứu tốt cho thấy niacin có thể tăng cholesterol HDL tốt và giảm lượng triglyceride. Niacin cũng có tác dụng giúp giảm cholesterol LDL xấu. Nó thường được kê đơn kết hợp với statin giúp kiểm soát cholesterol, ví dụ như Crestor, Lescol hoặc Lipitor.

Tuy nhiên, niacin chỉ có thể hiệu quả khi chữa trị cholesterol với liều lượng khá cao. Các liều này có thể gây rủi ro, ví dụ như tổn thương gan, vấn đề về đường tiêu hóa hoặc không dung nạp glucose. Do đó, không tự điều trị bằng chất bổ sung niacin không kê đơn.

Vitamin B3 còn mang đến nhiều lợi ích khác. Có nhiều nghiên cứu cho thấy, B3 giúp giảm xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch với một số người. Với người đã bị đau tim, niacin dường như làm giảm nguy cơ mắc bệnh thứ hai. Ngoài ra, B3 được coi là phương pháp điều trị cho bệnh nấm – tình trạng hiếm gặp phát triển do thiếu niacin.

Niacin và một chất dinh dưỡng có liên quan được gọi là niacinamide cũng thường được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa thiếu niacin. Tuy nhiên, tình trạng này thường không xảy ra phổ biến.

B3 còn giúp bảo vệ các tế bào da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, dù nó được dùng bằng đường uống hoặc bôi dưới dạng kem dưỡng da. Nó có thể hỗ trợ ngăn ngừa một số loại ung thư da. Ngoài đường uống, B3 còn được bổ sung vào các loại kem dưỡng giúp đẹp da, giảm mụn, trắng da một cách an toàn và hiệu quả.

3. Hướng dẫn cách dùng B3 an toàn và hiệu quả

3.1. Liều dùng vitamin B3

– Nữ giới trưởng thành nên bổ sung cho cơ thể khoảng 15mg B3/ngày.

– Nam giới trưởng thành nên bổ sung cho cơ thể khoảng 19mg B3/ngày.

– Trẻ em từ 6 đến 23 tháng tuổi nên bổ sung khoảng 5 – 7mg/ngày.

– Còn với trẻ có độ tuổi từ 6 – 13, nên dùng từ 12 – 16mg B3/ ngày.

– Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu nên tiến hành bổ sung 17mg/ngày B3 cho cơ thể. Sau khi sinh, giai đoạn cho con bú thì các mẹ vẫn nên tiếp tục bổ sung 20mg B3/ngày.

Hàm lượng B3 sử dụng cho từng người sẽ phụ thuộc vào mỗi độ tuổi. Do đó, mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều này giúp nắm bắt chính xác hơn về liều lượng cần dùng. Khi được bác sĩ kê đơn B3, hãy sử dụng chúng trong bữa ăn để giảm nguy cơ bị đau dạ dày.

B3 có thể sử dụng được ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng vào buổi tối và nên ăn nhẹ trước để hạn chế nguy cơ gây tác dụng phụ.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý gì khi dùng Proctolog điều trị bệnh lý hậu môn?

Hướng dẫn cách sử dụng vitamin B3 hiệu quả

Trẻ từ 6 – 23 tháng tuổi nên bổ sung khoảng 5 – 7mg/ngày

3.2. Tác dụng phụ của vitamin B3

– Khi người có biểu hiện bị dị ứng với vitamin B3 sẽ có một số dấu hiệu đi kèm như: khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng.

– Ngoài ra, bạn cũng nên gặp bác sĩ khi phát hiện thấy những phản ứng sau: Nhịp tim không đều, nóng sốt, ngất xỉu, mẩn đỏ dưới da; những vấn đề về thị lực, cơ thể mệt mỏi, vàng mắt, vàng da, bị mất vị giác, khó thở,….

– Bạn còn có thể bắt gặp một số tác dụng phụ khác như: Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đột ngột nhức đầu, ho, cơ thể bị khô ngứa. Dù các tác dụng phụ này thường biến mất sau vài ngày nhưng mọi người vẫn nên báo ngay cho các bác sĩ nếu tình trạng biến chuyển xấu hơn.

4. Một vài lưu ý cần biết khi sử dụng vitamin B3

4.1. Những lưu ý chính

– Không được tự ý bổ sung B3 khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Bởi khi uống B3 có thể sẽ gây dãn mạch, đánh trống ngực. Ngoài ra có thể buồn nôn gây khó chịu. Tuy nhiên những tình trạng này có thể tự làm dịu sau khoảng 30 phút.

– Không nên dùng chung B3 với các loại thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống đông máu và thuốc hạ đường huyết,…

– B3 nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng hoặc nơi ẩm ướt. Không được bảo quản B3 trong ngăn đá tủ lạnh hoặc phòng tắm.

– Trường hợp bạn bị quên sử dụng vitamin B3 thì hãy uống ngay sau khi nhớ ra. Nếu thời gian quá sát với liều tiếp theo, bạn tuyệt đối không được uống 2 liều cùng lúc. Điều này nhằm tránh gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

4.2. Một số lưu ý khác cần biết

– Với các vận động viên hoặc người nghiện rượu sẽ cần bổ sung B3 liều cao hơn so với mức bình thường.

– Ngoài ra, với người kém ăn, dinh dưỡng kém hoặc người cao tuổi, có chế độ ăn uống hoặc không thể đảm bảo việc cung cấp lượng vitamin và dược chất thiết yếu cho cơ thể thì uống sữa là một giải pháp tốt nhất.

– Nên mua những sản phẩm bổ sung B3 tại những địa chỉ uy tín và đảm bảo chất lượng. Tránh mua hàng giả, hàng nhái bởi rất dễ gây hại cho sức khỏe khi sử dụng.

Hướng dẫn cách sử dụng vitamin B3 hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Prospan – Thuốc ho từ thảo dược và những điều cần biết

Uống sữa là giải pháp tốt để cung cấp B3 cho cơ thể

Như vậy, có thể thấy B3 là một vi chất có tầm quan trọng lớn với sức khỏe của cơ thể. Qua các thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ được giá trị của việc bổ sung vitamin B3 nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe hằng ngày của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *