Hóc xương cá khiến bạn khó chịu, nhưng khi đến các cơ sở tai mũi họng, bạn lại thấy bác sĩ có cách trị hóc xương cá đơn giản, nhanh chóng mà bạn không ngờ đến. Thực tế, việc trị hóc xương cá tùy theo từng trường hợp sẽ ứng dụng những phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, nếu hóc xương cá ở mức độ nhẹ, cơ bản thì các bác sĩ sẽ giải quyết rất nhẹ nhàng và an toàn.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách trị hóc xương cá đơn giản các bác sĩ thực hiện
1. Cách trị hóc xương cá nhanh với những trường hợp đơn giản
Hóc xương cá là tình trạng hóc dị vật rất phổ biến trong đời sống của chúng ta với những triệu chứng điển hình như đau cộm ở khu vực cổ họng, nuốt vướng,… Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp nguy hiểm, cần được sơ cứu sơ bộ và cấp cứu ngay lập tức. Với những trường hợp đơn giản, bác sĩ có thể thực hiện gắp xương cá nhanh chóng với một số thao tác đơn giản. Đây cũng là thủ thuật lấy bỏ dị vật ra khỏi khu vực họng miệng được chỉ định với các trường hợp dị vật họng.
Bác sĩ có thể kiểm tra nhanh và gắp xương cá với các thao tác đơn giản
Sau khi soi họng của bệnh nhân và phát hiện xương cá mắc ngay tại vùng họng miệng, có thể nhìn thấy trực tiếp mà chưa cần dùng đến kỹ thuật nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành gắp xương cá trực tiếp cho bệnh nhân.
Dụng cụ cần thiết cho kỹ thuật này cần đèn clar, nhíp/kẹp gắp chuyên dụng, que đè lưỡi. Khi đó, bác sĩ sẽ gắp xương cá khỏi họng bệnh nhân một cách cẩn thận, tránh việc va chạm với những bộ phận khác. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần xác định tổn thương tại chỗ mà xương cá đã gây ra để có phương pháp điều trị chống viêm nhiễm khi cần thiết.
Với tình huống trẻ hóc xương cá, cần người hỗ trợ cố định trẻ. Hoặc trong nhiều tình huống, bác sĩ có thể phải gây mê để trẻ không quấy khóc, cựa quậy.
Sau khi gắp xương cá, bác sĩ cần kiểm tra lại xem có tình trạng sót dị vật ở người bệnh không để an tâm bệnh nhân không còn dị vật trong cổ họng.
2. Một số kỹ thuật gắp xương cá khác
Nội soi gắp xương cá được thực hiện với trường hợp xương cá ở khu vực hạ họng, chống chỉ định với những trường hợp có bệnh lý cột sống cổ và vấn đề miệng hạn chế. Dụng cụ cần thiết bao gồm: bộ dụng cụ khám tai mũi họng thông thường có gương soi thanh quản, bộ khám nội soi có que dẫn sáng, bộ soi thanh quản kèm ống hút, kìm Frankael/kẹp phẫu tích dùng để gắp dị vật.
Với những trường hợp cần tiến hành gây mê để thực hiện thủ thuật nội soi, cần có các xét nghiệm cơ bản cho phẫu thuật. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện nội soi gắp xương, cần chụp X-quang (hoặc CT Scanner nếu cần) nhằm xác định vị trí, kích thước, hình dạng của xương cá.
2.1. Soi gắp xương cá với kìm Frankael
Với phương pháp này, người bệnh sẽ ngồi để tiến hành thủ thuật. Trước tiên, bác sĩ sẽ gây tê khu vực hạ họng bằng thuốc tê tại chỗ. Sau đó, bác sĩ tiến hành soi tìm xương cá bằng gương soi thanh quản gián tiếp hoặc nội soi. Xương cá sẽ được gắp ra nhẹ nhàng bằng kìm Frankael.
2.2. Gắp xương cá bằng ống soi thanh quản/ống soi thực quản cứng
Thực hiện phương pháp này bằng cách: Người bệnh nằm ngửa, kê gối dưới vai. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê/tiền mê/gây mê trước khi soi tìm dị vật bằng ống soi hạ họng và dùng kìm gắp xương cá đang ở khu vực hạ họng ra.
Sau khi lấy xương cá, bệnh nhân cần sử dụng kháng sinh, giảm viêm trong 5 ngày, đồng thời, thực hiện chăm sóc hậu phẫu nghiêm túc, theo dõi tình trạng sức khỏe để phục hồi thuận lợi, tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về chi phí gắp xương cá và các yếu tố tác động
Hình ảnh ống soi thực quản cứng
3. Xử lý hóc xương cá trong những trường hợp khẩn cấp
Hóc xương cá có thể là tai nạn đơn giản mà bác sĩ chỉ cần khoảng 2 phút là đã giúp bệnh nhân xử lý xong mà không lo biến chứng. Bên cạnh đó, cũng có những tình huống bệnh nhân bị hóc xương cá và cần được sơ cứu khẩn cấp do những nguy hiểm trực tiếp liên quan đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Việc sơ cứu cần được thực hiện với những tình huống hóc xương cá kèm theo các biểu hiện như: ho sặc sụa, sắc mặt tím tái, triệu chứng khó thở, nghẹt thở hoặc thậm chí là mất ý thức.
3.1. Vỗ lưng ấn ngực cho trẻ bị hóc xương cá nguy kịch
Với tình trạng trẻ dưới 2 tuổi bị hóc xương cá, phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở tai mũi họng để được xử lý đúng cách, kịp thời. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện nguy kịch khi hóc xương cá, bên cạnh việc gọi cấp cứu, ba mẹ cần sơ cứu cho trẻ với phương pháp vỗ lưng, ấn ngực.
Cách thực hiện: Đặt trẻ dọc theo bàn tay sao cho bàn tay cha mẹ giữ ở khu vực cổ bé và chân dọc theo phần bắp tay cha mẹ. Trẻ ở tư thế nằm sấp,đầu thấp hơn chân. Cha mẹ dùng gốc tay còn lại vỗ 5 lần vào phần lưng giữa hai xương bả vai của trẻ. Sau đó, hãy dùng tay còn lại đỡ trẻ ở tư thế nằm ngửa dọc cánh tay và đảm bảo đầu trẻ thấp hơn chân. Khi đó, hãy dùng ngón trỏ và thứ ba ở tay không đỡ trẻ để ấn mạnh vào vùng xương giữa xương sườn của trẻ 5 lần. Nếu thực hiện mà xương cá vẫn chưa rơi khỏi vị trí hóc và giúp trẻ hồng hào trở lại, cần thực hiện lại các thao tác này cho đến khi bác sĩ cấp cứu đến hỗ trợ.
>>>>>Xem thêm: Chữa bệnh xoang đúng cách, tránh biến chứng
Vỗ lưng ấn ngực cho trẻ bị hóc xương cá nguy kịch
3.2. Nghiệm pháp Heimlich khi cấp cứu hóc xương cá
Với trẻ trên 2 tuổi và người lớn, nghiệm pháp Heimlich là cách sơ cứu cần thiết trong tình huống hóc xương cá nguy kịch. Phương pháp này tiến hành với nguyên tắc tác động lực lên vùng thượng vị của người bệnh theo hướng từ vị trí thượng vị đi vào trong và hướng lên nhằm đẩy xương cá ra ngoài. Trong trường hợp bệnh nhân bất tỉnh, cần tiến hành hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân kèm theo việc thực hiện nghiệm pháp Heimlich.
Sau khi thực hiện các cơ cứu trên và bệnh nhân hóc xương cá đã tỉnh táo, hồng hào trở lại, cần sớm đến các cơ sở tai mũi họng để bác sĩ kiểm tra và gắp xương cá ra, tránh để tình trạng xương cá để lâu, có thể gây hoại tử mô, viêm nhiễm hệ hô hấp. Xương cá cũng có thể rơi xuống khu vực đường thở, gây các vấn đề như viêm thanh phế quản, áp xe phế quản, viêm phổi, xẹp phổi, … Thậm chí, xương cá có thể gây áp xe phế quản chẹn đường thở, rơi vào đường thở và gây khó thở, tắc thở nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cần hết sức cẩn trọng với tình huống hóc xương cá.
Như vật, cách trị hóc xương cá đơn giản nhất với mỗi chúng ta, những người không chuyên về y tế chúng ta là cần đến các cơ sở y khoa tai mũi họng để được bác sĩ hỗ trợ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, cần thực hiện sơ cứu để bảo toàn tính mạng trước tình huống này trong khi chờ đợi cấp cứu hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.