Hướng dẫn chăm sóc bé bị viêm đường hô hấp trên

Theo Bộ Y tế, mỗi năm, một trẻ có thể viêm đường hô hấp trên đến 10 lần. Bởi thế, không ít phụ huynh rất chủ quan với bệnh lý này. Trên thực tế, viêm đường hô hấp trên là nguyên nhân của 10 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Việc chăm sóc trẻ mắc bệnh lý này cẩn thận là vô cùng quan trọng. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc bé bị viêm đường hô hấp trên, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Hướng dẫn chăm sóc bé bị viêm đường hô hấp trên

1. Viêm đường hô hấp trên là bệnh lý gì?

Đường hô hấp trên được cấu thành bởi mũi, xoang, hầu, họng và thanh quản. Viêm đường hô hấp trên là tình trạng nhiễm trùng một hoặc nhiều bộ phận đó của đường hô hấp trên. Điều đó đồng nghĩa với việc viêm đường hô hấp trên có nhiều hình thái: Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản… Trong đó những hình thái phổ biến nhất của bệnh lý này là viêm mũi, viêm xoang và viêm họng.

2. Đâu là nguyên nhân phát sinh bệnh lý viêm đường hô hấp trên?

Viêm đường hô hấp trên có thể phát sinh do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm. Virus là nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên phổ biến nhất, với 60 – 70% số ca là do chúng. 20% số ca viêm đường hô hấp trên là do vi khuẩn, còn lại là do những nguyên nhân khác. Các dị nguyên cũng có thể gây viêm đường hô hấp trên ở những người có cơ địa dị ứng. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết phấn hoa, lông động vật, bụi, khói thuốc lá… tưởng chừng vô hại lại không hề vô hại với một số trẻ.

Hướng dẫn chăm sóc bé bị viêm đường hô hấp trên

Virus là nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên phổ biến nhất, với 60 – 70% số ca là do chúng.

3. Bệnh lý viêm đường hô hấp trên làm thế nào để nhận biết?

Triệu chứng ban đầu của mọi hình thái viêm đường hô hấp trên đều giống nhau, là sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi… Sau đó, trong quá trình phát triển, mỗi hình thái viêm đường hô hấp sẽ biểu hiện khác nhau. Ví dụ:

– Viêm mũi: Trẻ số mũi trong nhiều, ngạt mũi nhiều và phải thở bằng miệng…

– Viêm xoang: Trẻ ho nhiều vào ban đêm, sổ mũi mủ nhiều, ngạt mũi nhiều, đau nhức đầu và hốc mắt, hơi thở hôi…

– Viêm họng: Trẻ sưng họng, đau họng, nuốt khó…

4. Bệnh lý viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?

Viêm đường hô hấp trên hầu hết là có thể tự khỏi, sau 5 – 7 ngày bệnh lý này đã thuyên giảm, sau 14 ngày đã biến mất hoàn toàn. Mặc dù có mức độ lâm sàng trung bình nhưng viêm đường hô hấp trên lại là bệnh lý phổ biến, khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm.

Ở một số đối tượng đặc biệt, như trẻ em dưới 1 tuổi, trẻ miễn dịch yếu hoặc suy giảm…, biến thể nghiêm trọng nhất của viêm đường hô hấp trên là tử vong, do đồng nhiễm viêm đường hô hấp dưới và chúng làm trầm trọng nhau. Một hình thái đơn giản của viêm đường hô hấp trên như viêm họng cũng có thể đưa đến một hình thái phức tạp của viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, và viêm phổi là một bệnh lý có thể khiến trẻ suy hô hấp, nhiễm trùng máu, tử vong.

Tìm hiểu thêm: Trẻ biếng ăn nên dùng gì?

Hướng dẫn chăm sóc bé bị viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là bệnh lý phổ biến, khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm.

5. Chăm sóc bé bị viêm đường hô hấp trên ra sao?

5.1. Hướng dẫn chăm sóc bé bị viêm đường hô hấp trên tại nhà

Hầu hết các trường hợp viêm đường hô hấp trên đều được bác sĩ chỉ định điều trị ngoại trú. Viêm đường hô hấp trên có nhiều phương pháp điều trị nhưng vì phát sinh chủ yếu do virus, những phương pháp đó đều là những phương pháp điều trị triệu chứng, không phải phương pháp điều trị đặc hiệu. Theo đó, bố mẹ có thể sẽ được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp trên tại nhà như sau:

– Sốt: Trẻ sốt 37.5 – 38.5 độ C cần nghỉ ngơi trong không gian thoáng, lưu thông không khí tốt; mặc quần áo mỏng, nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt; uống nhiều nước, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Trẻ sốt trên 38.5 độ C cần uống hoặc đặt hậu môn thuốc hạ sốt (paracetamol liều 15mg/kg/lần, 4 – 6 giờ/lần, không quá 4 lần/ngày) kèm chườm mát trán, nách, bẹn.

– Ho: Trẻ ho nhiều cần súc họng nước muối sinh lý 0.9% ấm. Trẻ trên 12 tháng tuổi có thể uống nước chanh mật ong loãng (trẻ dưới 12 tháng tuổi không uống nước chanh mật ong, nước này có thể làm những trẻ ấy ngộ độc)…

– Sổ mũi, ngạt mũi: Trẻ sổ mũi, ngạt mũi nhiều cần nhỏ nước muối sinh lý 0.9% ấm, làm loãng dịch/mủ mũi, rồi dùng dụng cụ hút mũi để hút dịch/mủ (bố mẹ không dùng miệng để hút dịch/mủ mũi vì miệng bố mẹ có thể chứa vi khuẩn). Nên hút dịch/mủ mũi trước khi trẻ ăn/bú, giúp trẻ không nôn khi ăn/bú. Khi ngủ, trẻ cần nằm cao đầu.

– Nôn: Trẻ chưa thể ngồi hay đứng khi nôn/trớ, bố mẹ đặt trẻ nằm nghiêng để tránh dịch nôn/trớ chảy vào tai, mũi…

Hướng dẫn chăm sóc bé bị viêm đường hô hấp trên

>>>>>Xem thêm: Dịch cúm A H5N1 ở người và cách phòng chống hiệu quả

Trẻ chưa thể ngồi hay đứng khi nôn/trớ, bố mẹ đặt trẻ nằm nghiêng để tránh dịch nôn/trớ chảy vào tai, mũi…

5.2. Bé bị viêm đường hô hấp trên khi nào bố mẹ cần đưa đến cơ sở y tế?

Trong quá trình chăm sóc tại nhà, nếu thấy những triệu chứng sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt, bởi đây là những triệu chứng cho thấy viêm đường hô hấp đang trở nặng:

– Sốt cao, trên 39 độ C hoặc sốt liên tục trên 3 ngày, không đáp ứng hoặc đáp ứng kém thuốc hạ sốt: Sốt cao hoặc sốt liên tục trên 3 ngày có thể là dấu hiệu của biến chứng thần kinh như viêm màng não, viêm não. Các biến chứng này có thể để lại các di chứng trầm trọng như động kinh hay các rối loạn tâm thần, cần điều trị gấp.

– Nôn nhiều

– Rối loạn tri giác: Trẻ li bì, lơ mơ, co giật…

Phía trên là hướng dẫn chăm sóc bé bị viêm đường hô hấp Thu Cúc TCI cung cấp cho bố mẹ. Theo đó, khi trẻ có dấu hiệu bệnh lý này, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay lập tức. Tại đó, sau khám và chẩn đoán, hầu hết trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị ngoại trú. Bố mẹ chỉ cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà được cung cấp bởi bác sĩ là viêm đường hô hấp sẽ biến mất. Nếu không may mắn, bệnh lý này chuyển biến xấu với những triệu chứng như sốt cao, sốt liên tục, nôn nhiều, rối loạn tri giác… bố mẹ cần một lần nữa, đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *