Hướng dẫn chăm sóc trẻ em bị đau mắt đỏ mùa mưa lũ

Mùa mưa lũ là thời điểm các bệnh về mắt, đặc biệt là đau mắt đỏ, có nguy cơ bùng phát cao ở trẻ. Căn bệnh này rất dễ lây lan qua nhiều con đường như tiếp xúc bề mặt, dịch mắt… Làm thế nào để chăm sóc trẻ em bị đau mắt đỏ, ngăn ngừa lây lan và biến chứng? Các bậc phụ huynh tham khảo nội dung sau để tìm câu trả lời.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn chăm sóc trẻ em bị đau mắt đỏ mùa mưa lũ

src1. Hiểu về đau mắt đỏ ở trẻ em

Đau mắt đỏ ở trẻ em là tình trạng kết mạc mắt (lớp màng mỏng bao phủ mặt trong mí mắt và bề mặt nhãn cầu) bị viêm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh này. Thêm vào đó, ở lứa tuổi càng nhỏ, hệ miễn dịch của trẻ càng non yếu nên bệnh có nguy cơ tiến triển nặng. Bố mẹ nên cảnh giác khi thấy trẻ có các triệu chứng như sau ở mắt:

Hướng dẫn chăm sóc trẻ em bị đau mắt đỏ mùa mưa lũ

Vì sao nhiều trẻ em bị đau mắt đỏ trong mùa mưa lũ?

– Trẻ cảm thấy ngứa trong mắt, nhãn cầu có nhiều tia máu màu đỏ nổi lên.

– Nước mắt tự chảy.

– Mắt vướng do dịch đục hoặc vàng tiết ra nhiều.

Trẻ cảm thấy đau nhức trong mắt, nhạy cảm với ánh sáng.

– Mí mắt sưng.

Ngoài các triệu chứng trên, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn có biểu hiện hay quấy khóc, bỏ bú, chán ăn…

Nguyên nhân trẻ em bị đau mắt đỏ có thể do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng. Trong mùa mưa lũ, nhiều khả năng trẻ đau mắt đỏ do nhiễm Adenovirus. Đây là loại virus có khả năng tồn tại lâu và phát tán mạnh trong môi trường ẩm ướt và môi trường nước. Khi xâm nhập vào cơ thể người, chúng có thể trú ngụ trong dịch tiết ở mắt, dịch họng. Thói quen dụi mắt, hoặc việc trẻ nô đùa, ho, hắt hơi có thể làm lây lan bệnh ra môi trường và bạn bè xung quanh.

src2. Cách chăm sóc trẻ em bị đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả

src2.1. Cách xử lý triệu chứng, ngừa lây lan

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu đau mắt đỏ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa, điều trị theo đơn tại nhà. Đồng thời, cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ cải thiện triệu chứng như sau:

Hướng dẫn chăm sóc trẻ em bị đau mắt đỏ mùa mưa lũ

Mẹ cần hướng dẫn và hỗ trợ trẻ cải thiện triệu chứng bệnh

– Vệ sinh mắt: Trước khi vệ sinh mắt cho trẻ, bố mẹ cần sát khuẩn bàn tay. Sau đó, dùng nước muối sinh lý ấm, thấm vào khăn sạch, lau nhẹ quanh mắt để loại bỏ gỉ mắt. Dùng riêng khăn cho mỗi bên mắt và không dùng cho với các trẻ khác nhau.

– Chườm mắt: Để giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu do sưng, đau mắt, nên nhúng khăn vào nước ấm, vắt khô bớt rồi đắp lên mắt trẻ trong 5 – 10 phút.

– Dùng thuốc điều trị: Cho trẻ sử dụng các loại thuốc điều trị theo đơn bác sĩ kê sau khi vệ sinh mắt. Bố mẹ cần hướng dẫn trẻ ngửa đầu, nhìn lên trần nhà, rồi nhẹ nhàng kéo mi mắt dưới và nhỏ thuốc vào túi kết mạc. Sau khi nhỏ thuốc, trẻ cần chớp mắt nhẹ trong 1 – 2 phút để thuốc thấm sâu vào trong túi kết mạc và toàn bộ bề mặt nhãn cầu.

– Ngừa lây lan: Cần giáo dục cho trẻ hiểu rõ tác hại của việc dụi mắt trong khi bị đau mắt đỏ. Thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn phòng và vật dụng cá nhân cho trẻ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với các bạn khác trong thời gian này. Tốt nhất, đối với các trẻ đang đi học, nên cho trẻ cách ly tại nhà cho đến khi hết biểu hiện đau mắt đỏ.

src2.2. Trẻ em bị đau mắt đỏ nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục của trẻ em bị đau mắt đỏ. Mẹ nên bổ sung:

Tìm hiểu thêm: Điều trị đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Hướng dẫn chăm sóc trẻ em bị đau mắt đỏ mùa mưa lũ

Vitamin A rất tốt cho trẻ bị đau mắt đỏ

– Cà rốt, khoai lang, bí đỏ, rau bina, trứng và các thực phẩm giàu vitamin A khác để tăng cường sức khỏe cho mắt.

– Ổi, ớt chuông, cam, quýt, súp lơ xanh; cá hồi, cá thu, hạt chia, hạt lanh và các thực phẩm giàu vitamin C hoặc chứa Omega 3 khác để tăng khả năng chống viêm.

– Cho trẻ ăn thêm các món chế biến từ hạt bí ngô, đậu, thịt nạc để bổ sung kẽm, hỗ trợ làm lành vết thương ở mắt.

– Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước sạch, đã đun sôi, để nguội.

src2.3. Trẻ bị em bị đau mắt đỏ cần tái khám ngay trong trường hợp nào?

Đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần điều trị tại nhà đúng cách. Tuy nhiên, trong một số tình huống, bệnh có thể không hết mà biến chuyển nặng, rất dễ biến chứng ở trẻ. Bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ nếu thấy các biểu hiện sau:

– Triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ không cải thiện sau 2 – 3 ngày.

– Dịch mủ tiết ra nhiều lên so với thời gian trước đó.

– Trẻ đau nhức dữ dội trong mắt, kèm theo sốt cao, mắt đỏ.

– Thị lực giảm, mắt nhạy cảm với ánh sáng quá mức.

– Trẻ sơ sinh bỏ ăn, quấy khóc nhiều dẫn đến mệt mỏi, khó ngủ.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ em bị đau mắt đỏ mùa mưa lũ

>>>>>Xem thêm: Tại sao cần khám mắt cho bé thường xuyên?

Nên cho trẻ đi khám bác sĩ khi thấy triệu chứng đau mắt đỏ tăng lên

src3. Phòng ngừa đau mắt đỏ cho trẻ em trong mùa mưa lũ

Để hạn chế nguy cơ khởi phát và lây nhiễm đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ trong mùa mưa lũ, bố mẹ cần chú ý:

– Hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn.

– Giúp trẻ bỏ thói quen dụi mắt.

– Mỗi người trong gia đình cần sử dụng khăn mặt riêng.

– Tránh để trẻ bơi lội trong nước lũ hoặc ao hồ không vệ sinh. Cảnh giác trẻ không nô đùa ở vùng nước bẩn.

– Khi tắm, hướng dẫn trẻ không để nước trực tiếp vào mắt

– Kết hợp cho trẻ ăn đủ chất, uống nước sạch, vận động thường xuyên và ngủ đủ giấc, đúng giờ.

– Tiêm phòng đầy đủ để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng nói chung.

Trẻ em bị đau mắt đỏ trong mùa mưa lũ là tình trạng rất phổ biến. Với sự chăm sóc đúng cách, kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và các biện pháp phòng ngừa, phụ huynh có thể giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, đừng ngần ngại đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Hãy nhớ rằng, sức khỏe đôi mắt của trẻ em là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và học tập của các em trong tương lai.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *