Hướng dẫn điều trị sốt siêu vi ở trẻ em an toàn, đúng cách

Phần lớn trẻ mắc sốt siêu vi đều có thể điều trị tại nhà mà không cần nhập viện. Tuy nhiên, phụ huynh cần tìm hiểu và cho bé điều trị sốt siêu vi đúng cách, khoa học để bệnh của trẻ nhanh phục hồi và văn ngừa tối đa nguy cơ biến chứng nặng có thể xảy ra.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn điều trị sốt siêu vi ở trẻ em an toàn, đúng cách

1. Tổng quan về bệnh sốt siêu vi ở đối tượng trẻ em

1.1. Bệnh sốt siêu vi ở trẻ là gì?

Hướng dẫn điều trị sốt siêu vi ở trẻ em an toàn, đúng cách

Virus Rhinovirus là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh sốt siêu vi ở trẻ

Sốt siêu vi là một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp ở đối tượng trẻ em. “Thủ phạm” chính bởi sự tấn công của các virus gây bệnh, trong đó, các virus điển hình gồm: Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus và virus cúm. Các tác nhân này đều có khả năng gây ra nhiều dạng sốt siêu vi khác nhau.

Vào những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, trẻ em nếu không được chăm sóc, bảo vệ tốt có nguy cơ nhiễm sốt siêu vi cao. Điều này càng dễ xảy ra hơn ở những trẻ có sức đề kháng kém.

Trẻ mắc sốt siêu vi cần được phát hiện sớm, nghỉ ngơi tại nhà và điều trị bệnh cẩn thận. Lý do là vì bệnh này rất dễ lây lan từ người qua người theo các đường sau:

– Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn của người bệnh, khi người bệnh ho hay hắt hơi.

– Lây truyền gián tiếp qua các bề mặt (tường, bàn, ghế…) có dính giọt bắn chứa virus gây bệnh.

– Lây truyền qua đường máu, thông qua hoạt động tiêm chích, lây từ mẹ sang con… Tuy nhiên, đây là đường lây rất ít xảy ra.

1.2. Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể đã bị sốt siêu vi

Tìm hiểu thêm: Bé bị sốt xuất huyết: Nguyên nhân và cách điều trị

Hướng dẫn điều trị sốt siêu vi ở trẻ em an toàn, đúng cách

Trẻ mắc sốt siêu vi hầu hết đều xuất hiện triệu chứng điển hình là sốt cao > 38 độ C

Khi phải đối mặt với sự tấn công của virus gây bệnh, hầu hết các trẻ em sẽ trải qua những triệu chứng ban đầu, bao gồm:

– Sốt cao: Đây thường là biểu hiện phổ biến khi trẻ bị nhiễm virus, với mức độ từ 38 – 39 độ C, thậm chí có thể đạt 40 – 41 độ C. Sau khi hạ sốt, nhiều trẻ có thể trở lại tình trạng tỉnh táo và hoạt động bình thường. Đối với nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nếu không được hỗ trợ hạ sốt kịp thời, có thể xảy ra co giật, tăng tiết đờm và dẫn đến suy hô hấp, thiếu hụt oxy lên não… Ở nhóm trẻ lớn, triệu chứng sốt cao thường đi kèm với đau nhức cơ bắp.

– Đau đầu: Một số trường hợp trẻ sốt siêu vi có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, khó chịu nhưng vẫn ở trạng thái tỉnh táo.

– Viêm long đường hô hấp: triệu chứng này xuất hiện với các biểu hiện như ho, nước mũi, hắt hơi, họng sưng đỏ…

– Rối loạn tiêu hóa: Đây là triệu chứng thường xảy ra khi trẻ mắc bệnh do virus đường tiêu hóa. Theo đó, trẻ có thể bị đi tiêu lỏng ngay từ những ngày đầu mắc bệnh hoặc sau vài ngày sốt cao.

– Sưng hạch: Một số trẻ có thể phát hiện sưng hạch ở vùng đầu, mặt, cổ sau tai, gáy. Sưng hạch thường nhỏ và không gây đau. Nếu sưng hạch xuất hiện ngay trước tai, nhiều phụ huynh có thể nhầm lẫn trẻ mắc bệnh quai bị.

– Phát ban: Một số trẻ có thể phát ban với những ban đỏ hồng nổi ở mặt hoặc toàn bộ cơ thể. Ban thường xuất hiện vào thời điểm triệu chứng sốt cao của trẻ đã giảm, khoảng 2-3 ngày sau đó.

– Viêm kết mạc mắt: Kết mạc có thể đỏ, có ghèn, và chảy nước mắt. Khi kết mạc đỏ kèm theo ban, nhiều phụ huynh có thể nghi ngờ trẻ mắc bệnh sởi.

– Nôn trớ nhiều: Triệu chứng này thường xuất hiện sau các bữa ăn của trẻ.

Lưu ý rằng, ở giai đoạn đầu mắc bệnh, những triệu chứng ở trẻ sốt siêu vi có thể biểu hiện ra không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh như cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, ở giai đoạn bệnh toàn phát, những triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện rõ ràng, ồ ạt hơn. Do đó, trẻ mắc bệnh nên được phát hiện và điều trị sớm để tiết kiệm cả thời gian và chi phí.

1.3. Trẻ em mắc sốt siêu vi có nguy hiểm không?

Sốt siêu vi ở trẻ em là một bệnh lý lây truyền lành tính, gần như không gây nguy hiểm cho trẻ. Thông thường, trẻ mắc bệnh nếu được điều trị tốt có thể phục hồi sau khoảng 7 – 10 ngày. Một số trường hợp do thể trạng yếu, thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài tới 14 ngày.

Tuy nhiên, một số trường hợp không được điều trị kịp thời, hay trong quá trình điều trị trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường nhưng không được hỗ trợ xử lý, biến chứng nguy hiểm vẫn có thể xảy ra. Một số biến chứng nặng có thể xảy ra ở bé mắc sốt siêu vi gồm:

– Biến chứng mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy, nôn nhiều;

– Biến chứng viêm gan, viêm phổi, sốc nhiễm trùng;

– Biến chứng suy đa tạng, thậm chí có thể gây tử vong ở trẻ.

2. Cách điều trị sốt siêu vi sốt siêu vi cho đối tượng trẻ em

2.1. Cho bé nghi mắc sốt siêu vi đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và điều trị tốt nhất

Hướng dẫn điều trị sốt siêu vi ở trẻ em an toàn, đúng cách

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm hô hấp trên ở trẻ em

Bệnh sốt siêu vi dễ lây nên trẻ nghi mắc bệnh nên được đi khám bác sĩ sớm

Cách điều trị sốt siêu vi cho trẻ hiệu quả cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng bé gặp. Do đó, để trẻ mắc bệnh được điều trị tốt nhất, bệnh nhanh khỏi, phụ huynh cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Tại các cơ sở y tế uy tín như khoa Nhi, Thu Cúc TCI, trẻ sẽ được khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa Nhi nhiều năm kinh nghiệm, đồng thời tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết để xác định bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên kết quả thu về và thể trạng hiện tại của bé, bác sĩ sẽ kê phác đồ điều trị phù hợp giúp bệnh của bé nhanh hồi phục.

2.2. Đảm bảo cho trẻ mắc sốt siêu vi uống thuốc điều trị đúng chỉ định

Hầu hết trẻ mắc sốt siêu vi đều có thể điều trị tại nhà theo phác đồ chỉ định từ bác sĩ. Do đó, phụ huynh cần phối hợp tốt với bác sĩ bằng cách cho bé uống thuốc đúng và đủ liều quy định.

Khi trẻ sốt cao > 38,5 độ, phụ huynh cần cho bé uống thuốc hạ sốt. Bên cạnh đó, các biện pháp như lau người với nước ấm các vùng trán, bẹn, nách và nới lỏng quần áo sẽ giúp cơ thể bé được thoải mái và nhanh hạ nhiệt hơn.

Hàng ngày, phụ huynh cũng cần cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước và điện giải bé bị thiếu hụt trong thời gian mắc bệnh. Với trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ cần tăng cữ bú và lượng bú hàng ngày cho bé.

Ngoài ra, trong thời gian trẻ sốt siêu vi, phụ huynh cần tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Mục đích để trẻ có đủ dưỡng chất và năng lượng chống lại bệnh tật và mau hồi phục sức khỏe.

Phương pháp điều trị sốt siêu vi đúng và khoa học sẽ giúp trẻ mắc bệnh nhanh hồi phục lại ngăn ngừa tối đa nguy cơ biến chứng nặng. Vì thế, khi nhà có trẻ nghi mắc sốt siêu vi, tốt nhất phụ huynh nên cho bé đi khám để được hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *