Điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ như thế nào hiệu quả là băn khoăn của không ít cha mẹ có con bị tình trạng này. Tiêu chảy là bệnh rối loạn về tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh khiến cho trẻ đi phân lỏng nhiều lần trong ngày. Bệnh tiêu chảy cấp xảy ra trong thời gian ngắn và có thể kiểm soát được bằng thuốc. Tuy nhiên, bệnh có thể biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu như kéo dài kèm theo một số những triệu chứng nguy hiểm khác. Những cách điều trị bệnh này tại nhà với sự hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ theo chỉ định bác sĩ
1. Tại sao trẻ em bị tiêu chảy cấp?
Bệnh tiêu chảy cấp có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất ở trẻ em và những người có hệ tiêu hóa kém. Bệnh sẽ khiến cho trẻ bị đi ngoài thường xuyên trong 1 thời gian ngắn và chất lượng phân không thành khuôn mà loãng như nước. Tình trạng đi ngoài này có thể kéo dài đến vài ngày. Bệnh tiêu chảy mạn tính sẽ kéo dài thời gian hơn và kèm theo nhiều rối loạn tiêu hóa khác.
Trẻ em thường hay bị tiêu chảy cấp hơn người lớn
Việc tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp rất quan trọng, giúp hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị bệnh tốt nhất cũng như có cách để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả hơn. Có những nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy cấp đó là:
– Do virus
Nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất đối với trẻ bị tiêu chảy. Những loại virus thường tấn công hệ tiêu hóa của trẻ đó là:Rotavirus, Norovirus, Adenovirus…Khi bị virus tấn công, hệ tiêu hóa sẽ bị rối loạn gây ra đi ngoài từ 3 đến 7 ngày, tình trạng có thể đi từ nặng đến nhẹ.
– Do vi khuẩn
Nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn thì tình trạng sẽ nặng hơn so với nguyên nhân virus. Một điển hình của đi ngoài do vi khuẩn đó là ngộ độc thực phẩm, khi đó trẻ sẽ bị tiêu chảy, sốt, đau bụng dữ dội, nôn trớ. Khi hệ tiêu hóa bị vi khuẩn tấn công sẽ có thể khiến cho trẻ đi ngoài kèm máu, dịch nhầy và mủ. Nguyên nhân gây bệnh thường là những loại vi khuẩn như:Salmonella, Campylobacter, Shigella, …
– Do thuốc
Khi trẻ sử dụng một số thuốc để điều trị các bệnh lý khác thì có thể tác dụng phụ của thuốc sẽ làm cho trẻ bị đi ngoài, ví dụ như thuốc kháng sinh, thuốc kháng acid…
– Do ký sinh trùng
Những loại ký sinh trùng có trong nguồn nước có thể khiến cho trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa dẫn đến bị tiêu chảy cấp.
– Do các bệnh đường ruột
Những người có sẵn những bệnh về đường ruột như hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm loét đại tràng,…thường hay bị rối loạn đường ruột dẫn đến bị tiêu chảy cấp hơn những người không mắc bệnh.
– Có một số nguyên nhân khác không phổ biến nhưng cũng có thể gây nên bệnh tiêu chảy cấp như: lạm dụng thuốc nhuận tràng, ăn nhiều thức ăn gây kích thích đường tiêu hóa, uống nhiều rượu quá mức…hoặc do tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị bệnh lý khác.
Khi trẻ bị tiêu chảy, cần xác định rõ nguyên nhân gây tiêu chảy của trẻ là gì để điều trị bệnh dễ dàng hơn và giúp phòng ngừa không cho bệnh tiếp tục tái diễn.
2. Điều trị bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ tại nhà như thế nào là đúng cách?
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em khá thường gặp nhưng cũng không nên chủ quan bởi nếu không được điều trị và chăm sóc tốt có thể khiến cho trẻ bị mất nước nghiêm trọng, nhiễm trùng máu, suy dinh dưỡng cùng nhiều những biến chứng khác về sức khỏe. Nếu tình trạng bệnh của trẻ không quá nghiêm trọng thì có thể để trẻ điều trị ở nhà và thực hiện đúng cách chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ như sau:
2.1. Bù nước và điện giải để điều trị tiêu chảy cấp
Biến chứng thường gặp nhất do tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ đó là mất nước. Chính vì vậy khi triệu chứng tiêu chảy vừa mới xuất hiện cần phải bù nước và điện giải sớm nhất là việc rất quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý. Những dấu hiệu sau đây cho thấy cơ thể đang bị mất nước, điện giải và cần phải bổ sung sớm như: trẻ cảm thấy mệt mỏi uể oải, thân nhiệt không ổn định, bụng bị đau dữ dội, ý thức của trẻ không được tỉnh táo.
Tìm hiểu thêm: Viêm bao quy đầu có tự khỏi không?
Cần cung cấp đủ nước khi trẻ bị đi ngoài quá nhiều
Khi bị tiêu chảy, để bù nước có thể cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây không có đường hoặc các loại súp nhưng hiệu quả nhất vẫn là uống oresol hoặc nước dừa tươi hoặc những loại bù nước điện giải dùng trong tập thể thao. Nên uống nhiều nước hơn bình thường nhưng uống từ từ, không tu hết một lượng lớn có thể gây sốc cho cơ thể. Tuyệt đối không cho trẻ uống những loại nước uống có chất kích thích như nước tăng lực…
Nếu trẻ bị mất nước nghiêm trọng, cần bù nước qua đường truyền tĩnh mạch để nhanh chóng xử lý tình trạng này, không để trẻ rơi vào trạng thái nguy hiểm.
2.2. Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Vi khuẩn có rất nhiều trong đường ruột của con người, bao gồm cả loại có lợi và loại có hại cùng tồn tại ở trạng thái cân bằng. Bệnh tiêu chảy thường là do nguyên nhân mất cân bằng ở hai loại vi khuẩn này sau khi sử dụng thuốc kháng sinh hoặc do bị nhiễm khuẩn từ đường ăn uống.
Chính vì vậy, việc cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột là rất cần thiết trong điều trị bệnh tiêu chảy cấp. Nên thường xuyên bổ sung cho trẻ những thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua, yến mạch…
Ngoài ra cha mẹ cũng có thể bổ sung men vi sinh lợi khuẩn dạng uống như các loại gói uống hiện đang bán rất nhiều trên thị trường. Lưu ý trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
2.3. Điều trị tiêu chảy cấp bằng sử dụng thuốc
Trong trường hợp tiêu chảy cấp kéo dài với diễn tiến nặng, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ và bố mẹ thì có thể dùng một số thuốc điều trị như:
Bismuth subsalicylate: nhằm kích thích hấp thu các chất lỏng mà điện giải vào đường ruột, nhằm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa khác.
Loperamide: thuốc này có tác dụng làm chậm lại sự di chuyển của thức ăn qua đường ruột, giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy và hấp thu nước, dinh dưỡng ở ruột tốt hơn.
2.4. Cho trẻ ăn uống đúng
Cha mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm sạch sẽ, dễ hấp thu và làm phân nhanh cứng như: gà, yến mạch, bánh mì, khoai tây…Hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, không chế biến đồ chiên rán hoặc cay nóng cho trẻ
Khi trẻ đã được cung cấp đủ thức ăn và nước rồi thì cần cho trẻ nghỉ ngơi đủ vì tiêu chảy khiến cho trẻ cảm thấy rất mệt mỏi uể oải. Chính vì thế cha mẹ không nên cho trẻ hoạt động nhiều, giữ cho trẻ ngủ nghỉ nhiều để hồi phục nhanh sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ nhỏ là gì?
Cần cho trẻ đi khám nếu tình trạng nặng hơn
Trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu nhận thấy những dấu hiệu sau, cân đưa trẻ đến những cơ sở y tế để được nhập viện:
– Khi đi ngoài nhận thấy phân có màu đỏ hoặc đen, dấu hiệu của việc chảy máu đường tiêu hóa
– Trẻ bị đau bụng nhiều
– Nôi ói và có thể ra cả máu
– Dấu hiệu của mất nước nghiêm trọng như môi khô, tiểu ít, mất ý thức
– Trẻ bị sốt từ 39 độ trở lên
– Trẻ bị tiêu chảy từ 2 ngày trở lên mà không đỡ
Trên đây là những thông tin về bệnh tiêu chảy cũng như cách điều trị tiêu chảy cấp tại nhà, hy vọng hữu ích đối với nhiều bậc cha mẹ có con bị bệnh này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.