Đau là một trong những vấn đề phổ biến sau bọc răng sứ. Tùy cơ địa, mức độ đau của mỗi người là khác nhau. Vậy, tại sao bọc răng sứ xong bị đau và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Nếu bạn đã bọc răng sứ và đang phải chịu những cơn đau, bài viết sau của Thu Cúc TCI chắc chắn sẽ hữu ích với bạn.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn khắc phục tình trạng bọc răng sứ xong bị đau
1. Bọc răng sứ xong bị đau, tại sao?
Sau bọc răng sứ, bạn có thể cảm thấy đau theo một trong hai kiểu. Kiểu thứ nhất là đau 2 – 3 ngày và kiểu thứ hai là đau dai dẳng.
1.1. Đau 2 – 3 ngày
Sau bọc sứ, răng cần thời gian để thích ứng với vật liệu nha khoa nên đau là cảm giác bình thường; cảm giác này sẽ biến mất sau 2 – 3 ngày. Để khắc phục, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của nha sĩ.
1.2. Đau dai dẳng
Nếu sau bọc sứ, cảm giác đau kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm hay biến mất, thì đó là một biến chứng. Biến chứng này có thể phát sinh do một trong những nguyên nhân sau:
– Răng yếu: Công đoạn gây đau chủ yếu trong bọc sứ là mài răng. Nếu răng yếu, không chỉ khi mài mà ngay cả khi đã bọc sứ xong, bạn cũng sẽ thấy đau. Cụ thể là đau khi ăn. Bởi lúc này, hàm phải nghiền thức ăn và răng là điểm chịu tác động từ lực nhai của hàm.
– Điều trị các bệnh lý răng miệng không dứt điểm: Trước khi bọc sứ, những trường hợp có các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… cần được điều trị dứt điểm. Nếu không, bên dưới mão sứ, các bệnh lý răng miệng đó sẽ tiếp tục phát triển, làm răng và xương ổ răng hoại tử, gây đau đớn dữ dội cho bệnh nhân.
Trước khi bọc sứ, những trường hợp có sâu răng, viêm nướu,… cần được điều trị dứt điểm.
– Thói quen ăn uống và chế độ chăm sóc răng miệng không phù hợp: Sau bọc sứ, bạn cần ăn uống và vệ sinh răng miệng theo một số nguyên tắc đặc biệt. Ví dụ như, đối với việc ăn uống, bạn không nên ăn đồ cứng hoặc đối với việc vệ sinh răng miệng, bạn nên đánh răng 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải, sau đánh răng, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng. Nếu bạn ăn đồ cứng, răng sẽ đau nhức vì phải chịu tác động từ lực nhai lớn. Hoặc nếu bạn không vệ sinh răng miệng cẩn thận, vi khuẩn sẽ phát triển, gây các bệnh lý răng miệng, khiến răng đau nhức.
– Kỹ thuật phục hình của nha sĩ không chuẩn: Mỗi công đoạn được nha sĩ thực hiện trong quá trình bọc sứ đều quyết định việc sau bọc sứ, răng có đau hay không. Đặc biệt là công đoạn mài răng. Nếu mài răng không tốt, xâm lấn quá nhiều men răng, bệnh nhân sẽ đau nhức, ê buốt răng, ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra công đoạn lấy dấu răng, chế tạo và chụp mão sứ cũng rất quan trọng. Nếu dấu răng không được lấy chính xác, mão sứ sẽ không được chế tác chính xác. Nếu mão sứ không được chế tác chính xác, khi mão được chụp lên mô răng tự nhiên còn lại sau mài, cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện.
Tìm hiểu thêm: Ung thư phổi di căn lên não
Sau bọc sứ, nếu bạn không vệ sinh cẩn thận, các bệnh lý răng miệng sẽ xuất hiện.
2. Làm thế nào để khắc phục tình trạng bọc răng sứ xong bị đau?
Sau bọc sứ, nếu cảm giác đau có xu hướng kéo dài, bạn không được lạm dụng thuốc giảm đau. Bởi dùng thuốc giảm đau chỉ là cách lấp liếm triệu chứng, không phải cách triệt để để xử lý nguyên nhân. Lạm dụng chúng, không những không giúp bạn khỏi đau răng sau bọc sứ mà còn khiến việc chẩn đoán mức độ và nguyên nhân đau trở nên khó khăn. Để xử lý tình trạng này tốt nhất là bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín gần nhất, để được chuyên gia thăm khám, chẩn đoán xác định nguyên nhân gây đau và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó, chúng ta có thông tin sơ lược về các phương pháp điều trị tình trạng đau sau bọc sứ như sau:
– Nếu đau sau bọc sứ là do răng yếu hoặc thói quen ăn uống và chế độ chăm sóc răng miệng không phù hợp: Bạn cần từ bỏ thói quen ăn uống có hại cho răng cũng như điều chỉnh chế độ chăm sóc răng miệng. Không ăn đồ cứng, rắng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh và được chế biến với nhiều gia vị. Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải, chỉ nha khoa, nước súc miệng 2 – 3 lần/ngày,…
– Nếu đau sau bọc sứ là do bạn chưa được điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng: Chuyên gia sẽ tiến hành tháo mão sứ, điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng (làm sạch mô răng sâu, điều trị tủy viêm,…) và chụp lại mão sứ khi các bệnh lý răng miệng đó đã chắc chắn được loại bỏ.
– Nếu đau sau bọc sứ là do kỹ thuật phục hình của nha sĩ không chuẩn: Các sai lệch trong quá trình bọc răng sứ sẽ được điều chỉnh. Ví dụ như, nếu đau là do mão sứ không khít với mô răng tự nhân còn lại sau mài hoặc do mão sứ lệch lạc trục răng, chuyên gia sẽ tháo mão sứ và chụp lại mão cho chuẩn.
Việc lựa chọn cơ sở y tế để bọc sứ ngay từ đầu là rất quan trọng. Bởi, nha sĩ thực hiện có ý nghĩa quyết định đến sự thành công việc bọc sứ. Để bọc sứ thành không, không biến chứng đau nhức, nha sĩ thực hiện cần được đào tạo bài bản về răng hàm mặt, có kinh nghiệm thực tế trong việc bọc sứ nói riêng và trong việc khắc phục các vấn đề về răng miệng nói chung.
>>>>>Xem thêm: Trẻ 4 tuổi sâu răng hàm và cách điều trị
Để bọc sứ thành không, nha sĩ thực hiện cần được đào tạo bài bản về răng hàm mặt.
Phía trên là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau sau bọc sứ. Theo đó, nếu chỉ diễn ra trong 2 – 3 ngày, tình trạng đau sau bọc sứ là hoàn toàn bình thường. Nếu kéo dài lâu hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm hay biến mất, rất có thể bạn đã bị biến chứng. Hãy đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay để được thăm khám, chẩn đoán xác định nguyên nhân và điều trị ngay.
Hy vọng rằng, với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ biết phải xử lý thế nào khi bị đau sau bọc sứ. Chúc bạn nhanh chóng loại bỏ được tình trạng này, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.