Hướng dẫn nhận biết và điều trị viêm tai ngoài

Hè đến, một trong những bệnh lý nhiễm trùng tai phổ biến nhất chúng ta có thể mắc là viêm tai ngoài. Nhiễm trùng tai ngoài lành tính trong hầu hết các trường hợp. Để bản thân không trở thành “người đen đủi”, bị biến chứng nhiễm trùng tai ngoài, bạn cần điều trị triệt để bệnh lý này. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI hướng dẫn bạn nhận biết và điều trị nhiễm trùng tai ngoài hiệu quả, đọc ngay bạn nhé!

Bạn đang đọc: Hướng dẫn nhận biết và điều trị viêm tai ngoài

1. Viêm tai ngoài là gì?

Nhiễm trùng tai ngoài hay viêm ống tai ngoài là bệnh lý tai mũi họng mà khi mắc, ống tai – một phần của tai, dẫn từ tai ngoài đến màng nhĩ, bị nhiễm trùng, sưng, phù nề và đau…

Hai nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng tai ngoài là vi khuẩn (90%) và nấm (10%). Trong đó, vi khuẩn gây nhiễm trùng tai ngoài chủ yếu là haemophilus influenzae, phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng, pseudomonas aeruginosa… Và nấm gây nhiễm trùng tai ngoài chủ yếu là aspergillus…

Hướng dẫn nhận biết và điều trị viêm tai ngoài

Một trong những vi khuẩn gây viêm tai ngoài chủ yếu là haemophilus influenzae.

Sự tích tụ nước trong ống tai làm tăng sinh vi khuẩn và nấm. Đây là lý do khiến nhiễm trùng tai ngoài trở nên đặc biệt phổ biến vào mùa hè, khi chúng ta bơi lội trở lại sau mùa Đông, mùa Xuân. Ngoài ra, vi khuẩn và nấm cũng phát triển thuận lợi hơn bình thường, trong một số điều kiện khác, như:

– Sử dụng các sản phẩm tẩy rửa gây kích ứng, như dầu gội đầu…

– Dùng tay, tăm bông để vệ sinh tai.

– Thường xuyên sử dụng máy trợ thính hoặc tai nghe

– Dùng một số loại thuốc, như thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch.

– Có một số bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, dị ứng, vảy nến, chàm…

2. Cách nhận biết viêm tai ngoài như thế nào?

Các cơn đau dữ dội là dấu hiệu nhận biết chính của nhiễm trùng tai ngoài. Đau thường tăng khi nhai hoặc khi nằm, vào buổi tối. Trước chúng, người bệnh có thể cảm thấy ngứa hoặc ù tai. Ngoài dấu hiệu này, nhiễm trùng tai ngoài còn có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu sau: Ống tai sưng, đỏ; tai chảy dịch hoặc mủ; thính lực suy giảm, chóng mặt; tuyến mang tai và cổ phù nề…

3. Bệnh lý nhiễm trùng tai ngoài có nguy hiểm không?

Bệnh lý nhiễm trùng tai ngoài thường lành tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiễm trùng tai ngoài có thể biến chứng đến nhiễm trùng tai ngoài ác tính. Đây là tình trạng nhiễm trùng có thể phá hủy ống tai và các mô mềm xung quanh, gây viêm màng não, viêm cốt tủy xương của nền sọ bên. Tình trạng nhiễm trùng này tương đối khó điều trị nên người bệnh nhiễm trùng tai ngoài ác tính rất dễ tử vong. Nhiễm trùng tai ngoài ác tính thường xuất hiện ở người bệnh nhiễm trùng tai ngoài suy giảm miễn dịch, như người bệnh nhiễm trùng tai ngoài đồng thời có đái tháo đường.

4. Điều trị bệnh lý nhiễm trùng tai ngoài ra sao?

Khi có dấu hiệu nhiễm trùng tai ngoài, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc. Thay vào đó, hãy thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán xác định nguyên nhân, mức độ nhiễm trùng tai ngoài và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Sau thăm khám, một số đối tượng đặc biệt như người bệnh nhiễm trùng tai ngoài đồng thời có đái tháo đường… cần điều trị nội trú. Điều trị ngoại trú có thể được tiến hành với những đối tượng còn lại.

4.1. Thuốc điều trị viêm tai ngoài do vi khuẩn

– Nhiễm trùng tai ngoài nhẹ: Để điều trị nhiễm trùng tai ngoài nhẹ do vi khuẩn, các thuốc kháng sinh dạng nhỏ nhóm fluoroquinolone như ciprofloxacin hoặc ofloxacin, là lựa chọn tối ưu. Thời gian sử dụng thuốc thường dao động từ 7 đến 10 ngày, mỗi ngày người bệnh cần nhỏ từ 2 đến 4 lần. Thuốc có tác dụng phụ, bao gồm nhức đầu, phát ban hoặc ngứa cục bộ. Khi thấy các triệu chứng này, người bệnh cần bình tĩnh. Lưu ý, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Không tự ý dừng thuốc ngay cả khi triệu chứng đã biến mất.

Tìm hiểu thêm: Viêm ống tai trong: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Hướng dẫn nhận biết và điều trị viêm tai ngoài

Để điều trị nhiễm trùng tai ngoài nhẹ do vi khuẩn, các thuốc kháng sinh dạng nhỏ là lựa chọn tối ưu.

– Nhiễm trùng tai ngoài nặng (viêm tai hoại tử, nhiễm trùng vành tai): Đối với các trường hợp nhiễm trùng tai ngoài nặng do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống. Các thuốc này có thể là penicillin (amoxicillin + clavulanic acid) hoặc cephalosporin (cefpodoxime).

4.2. Thuốc điều trị viêm tai ngoài do nấm

Nhiễm trùng tai ngoài do nấm cần điều trị bằng các thuốc kháng nấm dạng nhỏ như ciclopirox, nystatin, clotrimazole, miconazole.

4.3. Các lưu ý điều trị viêm tai ngoài nói chung khác

Để nâng cao hiệu quả điều trị của các thuốc, bác sĩ có thể tiến hành vệ sinh ống tai. Nếu ống tai bị hẹp hoặc tắc nghẽn, làm hạn chế lưu thông thuốc nhỏ, bác sĩ có thể đặt một nút tai để mở rộng ống.

Người bệnh nhiễm trùng tai ngoài nếu sốt hoặc đau, có thể sử dụng paracetamol để cải thiện những triệu chứng đó. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), nhất là ibuprofen và ketoprofen, người bệnh tuyệt đối không sử dụng nhằm mục đích hạ sốt giảm đau, vì chúng có thể gây ra những biến chứng trầm trọng.

5. Đâu là cách dự phòng viêm tai ngoài?

Dưới đây là một số cách đơn giản bạn có thể áp dụng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tai ngoài cho bản thân và gia đình:

– Dùng mũ bơi không thấm nước và lau khô tai ngay sau bơi.

– Tắm bằng nước sạch có nồng độ clo và pH được kiểm soát chặt chẽ.

– Lựa chọn cẩn thận các sản phẩm tẩy rửa, như dầu gội đầu, dầu xả…

– Tránh đưa dị vật vào tai, như dùng tay, tăm bông để vệ sinh tai.

– Kiểm soát thời gian sử dụng tai nghe, máy trợ thính.

– Trao đổi về nguy cơ nhiễm trùng tai ngoài do sử dụng các thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

– Kiểm soát cẩn thận các bệnh lý toàn thân (đái tháo đường, dị ứng, vảy nến, chàm…).

Hướng dẫn nhận biết và điều trị viêm tai ngoài

>>>>>Xem thêm: Bệnh nấm tai ngoài: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Dùng mũ bơi không thấm nước và lau khô tai ngay sau bơi.

Phía trên là thông tin cơ bản về viêm tai ngoài. Nhiễm trùng tai ngoài có thể biến chứng đến nhiễm trùng tai ngoài ác tính, gây viêm màng não, viêm cốt tủy xương của nền sọ bên và thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu nhiễm trùng tai ngoài, người bệnh cần thăm khám sớm với chuyên gia và tiến hành điều trị nghiêm túc. Hy vọng rằng với những thông tin đó, bạn có thể bảo vệ bản thân và gia đình an toàn trước bệnh lý nhiễm trùng tai phổ biến trong mùa hè này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *