Hướng dẫn nhận diện dấu hiệu cúm A ở bà bầu

Trong thời gian mang bầu chị em thường có những thay đổi bất thường trong cơ thể cùng sự suy giảm của hệ miễn dịch nên virus cúm A dễ thâm nhập và gây biến chứng. Việc nhận biết dấu hiệu cúm A ở bà bầu sớm giúp quá trình điều trị có được kết quả tốt hơn.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn nhận diện dấu hiệu cúm A ở bà bầu

1. Vì sao mẹ bầu dễ bị ốm trong thời gian mang thai?

Mẹ bầu bị ốm khi mang thai là tình trạng dễ gặp với các bệnh phổ biến như: cảm cúm, cảm lạnh, cúm A… Nguyên nhân của vấn đề này thường đến từ 2 yếu tố là chủ quan và khách quan.

– Nguyên nhân chủ quan

Nội tiết tố khi mang thai của chị em thay đổi dẫn đến hệ miễn dịch trở nên yếu hơn. Lúc này cơ thể của mẹ thường nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.

– Nguyên nhân khách quan

Do sự thay đổi thời tiết, môi trường sống cũng là một tác nhân không nhỏ khiến những tháng thai kỳ của mẹ dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, nếu bà bầu có tiếp xúc với nguồn lây bệnh từ những người cảm cúm thì nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên rất nhiều. Với người bình thường khỏe mạnh thì hoàn toàn có thể chống lại những tác nhân lây truyền này. Tuy nhiên với cơ thể nhạy cảm, sức đề kháng kém của mẹ bầu thì khả năng mắc bệnh là rất cao.

Vì thế việc biết được nguyên nhân gây nên cúm sẽ giúp các mẹ chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả, đồng thời giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Hướng dẫn nhận diện dấu hiệu cúm A ở bà bầu

Khi bị cúm A mẹ bầu thường mệt mỏi, ho, kèm sốt cao

2. Những dấu hiệu cúm A ở bà bầu thường gặp

Cũng giống như nhiều bệnh lý đường hô hấp khác, khi mắc bệnh cúm A mẹ bầu thường có những biểu hiện dễ nhận biết sau:

– Ho khan và cổ họng bắt đầu đau rát

– Mẹ xuất hiện những cơn sốt. Đặc điểm của sốt cúm A là cơn sốt kéo dài, sốt cao từ 38.5 độ C trở lên

– Mẹ có cảm giác đau mỏi người và cơ thể thỉnh thoảng ớn lạnh

– Xuất hiện cảm giác đau đầu, nghẹt mũi và chảy nước mũi

Những dấu hiệu này khá giống với cảm cúm thông thường nên nhiều mẹ bầu thường chủ quan và tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ mẹ sẽ thấy những dấu hiệu của cúm A thường nặng hơn, người bệnh mệt mỏi nhiều hơn do virus cúm A khi thâm nhập vào cơ thể sẽ biến chứng và phát triển rất nhanh.

Vì thế, khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu khác lạ, mẹ cần quan sát kỹ để sớm có được biện pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Nạo VA cho bé: Những điều phụ huynh cần biết

Hướng dẫn nhận diện dấu hiệu cúm A ở bà bầu

Khi mắc cúm A mẹ bầu nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám

3. Mẹ bầu mắc cúm A nên làm gì là tốt nhất?

Trong thời gian mang bầu việc mẹ bị mắc cúm A tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, khi phát hiện mắc cúm A mẹ bầu nên thực hiện một số điều sau đây.

3.1 Nên tới gặp bác sĩ

Tới bệnh viện là cách mẹ cần làm ngay tức thì khi phát hiện bản thân mắc cúm A. Như đã khuyến cáo, cúm A bệnh nguy hiểm dễ gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe người bệnh. Vì thế mẹ nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn về phương án điều trị tốt nhất, an toàn nhất cho mẹ và bé.

Cúm A nếu được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và ít có khả năng để lại biến chứng.

3.2 Không tự ý dùng thuốc

Việc tự ý dùng thuốc trong thời gian mang bầu là điều tuyệt đối kiêng kỵ, bởi có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tới sức khỏe cả mẹ và bé. Mẹ chỉ nên dùng thuốc điều trị khi đã được thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Những loại thuốc bác sĩ kê đơn thường khá an toàn cho sức khỏe nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

3.3 Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và ăn uống

Song song với việc điều trị thì mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và bồi bổ sức khỏe để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được tốt hơn. Nếu được mẹ nên tạm gác lại công việc, ưu tiên nghỉ ngơi, thư giãn và ngày ngủ đủ 8 tiếng. Không nên căng thẳng hay quá lo lắng, bởi sẽ khiến cho sức khỏe cả mẹ và con đều bị ảnh hưởng.

Một chế độ ăn đủ chất, luôn được cần được thực hiện đều đặn trong thời điểm mang thai. Vì thế mẹ nên bổ sung nhiều đồ ăn như: hoa quả tươi, rau xanh, trứng, tôm, cá, sữa… để tăng cường dưỡng chất. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên uống nhiều nước để hạ thân nhiệt được nhanh, tránh tình trạng mất nước. Có thể ưu tiên những loại trà thảo mộc, trà gừng ấm, trà mật ong để làm giúp làm dịu cổ họng và hạn chế ho.

Hướng dẫn nhận diện dấu hiệu cúm A ở bà bầu

>>>>>Xem thêm: Giãn tĩnh mạch thừng tinh ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khi mắc cúm A mẹ nên ưu tiền dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để sức khỏe sớm được hồi phục

3.4 Giữ ấm cơ thể

Khi bị cúm A mẹ bầu thường hay bị lạnh hoặc nóng lạnh thất thường. Lúc này mẹ nên giữ ấm cơ thể không tắm gội nước lạnh, không dùng nước đá. Mọi sinh hoạt cá nhân nên dùng nước ấm và thực hiện trong phòng kín gió. Phòng nghỉ nên thông thoáng, sạch sẽ, có thể dùng thêm đèn xông tinh dầu từ các loại thảo dược tự nhiên để mẹ cảm thấy dễ chịu

3.5 Dùng khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người lạ

Khi mẹ mắc cúm A nên được cách ly phòng riêng trong thời gian khoảng 7 ngày. Lúc này nên hạn chế tiếp xúc với người lạ để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo cũng như đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh hơn.

Nếu có việc riêng cần ra ngoài nên đeo khẩu trang kín mũi và miệng để bảo vệ sức khỏe. Mỗi ngày cũng nên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được tốt nhất.

Nếu mẹ bị cúm A trong khi đang mang thai, điều này có nguy cơ mẹ sinh sớm hoặc bé khi sinh ra bị nhẹ cân, thậm chí có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc tử vong nếu mẹ mắc cúm A trong những tuần đầu tiên. Vì thế mẹ không nên chủ quan trước vấn đề này. Ngay khi phát hiện dấu hiệu cúm A ở bà bầu mẹ nên tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *