Hướng dẫn thủ tục khám sức khoẻ tổng quát cho người lao động

Thủ tục khám sức khỏe tổng quát cho người lao động phải được áp dụng đúng quy trình theo Thông tư 14/TT-BYT đã nêu ra rõ ràng trong văn bản.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn thủ tục khám sức khoẻ tổng quát cho người lao động

1. Hướng dẫn khám sức khoẻ cho người lao động

Khám sức khỏe tổng quát cho người lao động là hoạt động tổ chức của doanh nghiệp, hoặc chủ sở hữu lao động nhằm mục đích đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động, phát hiện sớm bệnh lý, ngăn chặn rủi ro mắc các bệnh nghề nghiệp; từ đó đánh giá mức độ phù hợp công việc.

Theo quy định của Thông tư 14/TT-BYT đã nêu rõ, mỗi năm, chủ doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lao động (bao gồm lao động chính thức, lao động tập nghề và học nghề) ít nhất 1 lần. Đối với nữ giới, phải được khám phụ khoa 6 tháng/lần.

1.1. Thủ tục khám sức khoẻ tổng quát cho người lao động bao gồm những gì?

Quy trình thủ tục khám sức khỏe định kỳ tổng quát cho lao động được dựa theo Thông tư 13/2007/TT-BYT. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp đều phải thực hiện hoàn thiện quy trình này, dù đăng ký khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào.

Bước 1: Lập hồ sơ y tế

Mỗi lao động đến khám tại cơ sở y tế đã đăng ký sẽ đến quầy lễ tân check in, khai báo thông tin cá nhân và nhận hồ sơ khám sức khỏe theo danh mục đã đăng ký. Lưu ý là bạn nên mang theo giấy tờ tùy thân (CMND hoặc thẻ căn cước, ảnh 4×6) để xuất trình nhận diện.

Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm

Bạn sẽ được lấy máu xét nghiệm và xét nghiệm nước tiểu trong cùng 1 ngày. Lưu ý nho nhỏ là nên đến sớm để thực hiện bước khám này và không ăn sáng trước khi lấy máu để đảm bảo kết quả phân tích công thức máu được chính xác.

Bước 3: Khám thể lực

Mỗi người lao động sau khi nhận hồ sơ khám sức khỏe của mình sẽ đi đến đo thể lực chung, bao gồm: đo cân nặng, chiều cao, đo huyết áp. Đây là bước khám cơ bản đầu tiên bắt buộc tại bất kỳ đơn vị y tế nào.

Bước 4: Khám lâm sàng

Bước khám này là khám toàn diện các chuyên khoa, bao gồm: khám nội, khám da liễu, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, khám mắt, khám phụ khoa (nữ).

Bước 5: Chẩn đoán hình ảnh

Thông thường, các công ty sẽ đăng ký 2 danh mục khám bắt buộc là siêu âm và chụp X-quang phổi. Ngoài ra, tùy từng đặc thù nghề nghiệp mà công ty có thể đăng ký thêm cho nhân viên khám nội soi hoặc điện tim đồ.

Bước 6: Trả kết quả

Đây là bước cuối cùng khi người lao động đã hoàn thành xong hết các thủ tục trên. Bác sĩ sẽ đọc kết quả khám bệnh, tư vấn thêm cho người lao động về cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và chỉ định khám thêm danh mục (nếu có nghi ngờ gì về dấu hiệu bệnh).

Hướng dẫn thủ tục khám sức khoẻ tổng quát cho người lao động

Quy trình khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước

1.2. Ai chịu trách nhiệm làm thủ tục khám sức khoẻ tổng quát cho người lao động?

Theo quy định của Luật Lao động nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm lưu giữ, quản lý hồ sơ khám sức khỏe của người lao động. Hàng năm, phải báo cáo đầy đủ lên cơ quan có thẩm quyền nhà nước để nhà nước thống kế chung về tình hình lao động hiện nay trên toàn quốc. 

Việc thực hiện làm thủ tục khám sức khỏe lao động thường sẽ do Ban lãnh đạo cử đại diện Ban hành chính làm thủ tục chính và có trách nhiệm thực hiện đúng theo chủ trương văn bản nhà nước đề ra. 

Tìm hiểu thêm: Gói khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em – Vì sao nên chọn?

Hướng dẫn thủ tục khám sức khoẻ tổng quát cho người lao động

Ban hành chính công ty có trách nhiệm quản lý và lưu giữ hồ sơ khám sức khỏe lao động

2. Nội dung khuyến cáo trong khám sức khoẻ tổng quát cho người lao động

Chính vì hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho lao động được nhà nước đề ra và khuyến khích thực hiện mà mỗi danh mục khám trong đó đều sẽ có nội dung áp dụng riêng. 

– Đối với siêu âm tổng quát hoặc điện tim đồ: Người lao động nên được thực hiện 1 – 3 năm/lần.

– Đo thính lực bằng máy Audiometer: Nên được áp dụng để khám bệnh nghề nghiệp hoặc khám tuyển, đặc biệt đối với lao động phải làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, mức tiếng ồn cao.

– Với xét nghiệm sinh hóa: bao gồm các xét nghiệm mỡ máu, chức năng gan, thận… Các xét nghiệm này thường được áp dụng với mô hình doanh nghiệp sở hữu lao động có độ tuổi trung bình cao (35 tuổi trở lên) và nên thực hiện 1 – 3 năm/lần.

– Xét nghiệm PAP (tế bào tử cung): Nên được thực hiện khoảng 2 năm/lần. Đối tượng áp dụng là phụ nữ đã có gia đình để tầm soát ung thư cổ tử cung.

– Xét nghiệm HbsAg (virus viêm gan): nên định kỳ 2 năm/lần

– Xét nghiệm để tầm soát ung thư (PSA, CEA…) chỉ nên áp dụng đối với lao động có nguy cơ cao như khối u, hạch.

– Tư vấn sức khỏe: Khám sức khỏe định kỳ lao động bắt buộc phải do bác sĩ chuyên khoa đảm nhận và có nội dung tư vấn riêng đối với từng trường hợp bệnh của người lao động.

Hướng dẫn thủ tục khám sức khoẻ tổng quát cho người lao động

>>>>>Xem thêm: Tại sao bạn nên khám sức khỏe định kỳ?

Tùy từng danh mục khám sẽ có những mục phải lưu ý khác nhau

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về thủ tục khám sức khỏe định kỳ cho người lao động để không khỏi bỡ ngỡ mỗi khi tham gia khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *