Xử lý hóc dị vật ở trẻ là những kinh nghiệm cần thiết cho các bậc cha mẹ bởi đây là tai nạn rất dễ xảy ra với trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ hóc dị vật trong một số trường hợp cần liên quan đến những kỹ thuật cấp cứu để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cha mẹ nên chú ý đến những kỹ thuật này để bảo vệ con an toàn trong mọi tình huống.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn xử lý hóc dị vật ở trẻ đúng cách
1. Hóc dị vật – Tai nạn ở trẻ cha mẹ cần cảnh giác
1.1. Vì sao trẻ nhỏ dễ bị hóc dị vật?
Hóc dị vật là tai nạn rất dễ xảy ra, thường diễn ra trong quá trình ăn uống mà trong đó, xuất hiện dị vật bị giữ lại ở cổ họng, thực quản,…khiến cho người bệnh luôn có cảm giác nghẹn ứ, khó nuốt, đôi khi là đau họng, đau ngực, ho nhiều và chảy máu. Dị vật gây hóc có thể là bất cứ thứ gì xung quanh chúng ta, từ tiền bạc, đồ chơi, các mảnh ghép của đồ vật trong nhà cho đến đồ dùng học tập, thức ăn hằng ngày,…
Hóc dị vật là tai nạn dễ xảy ra với trẻ nhỏ
Hầu như ai cũng có thể hóc dị vật, nhưng trẻ em là những người dễ bị hóc nhất. Nguyên nhân chủ yếu của những tai nạn này thường do thói quen tính cách của trẻ cùng sự bất cẩn của người lớn:
– Trẻ thường hay tò mò, muốn khám phá thế giới xung quanh. Trong đó, việc cho vào miệng mọi đồ vật là cách trẻ tìm hiểu về thế giới. Đó cũng là thói quen đối với trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra.
– Trẻ đang ăn thì khóc hoặc đùa giỡn và bị sặc, nghẹn, hóc.
– Trẻ đang ăn dặm hoặc chưa đủ răng, không có thói quen nhai nuốt mà thường nuốt dễ, vì thế nếu trong đồ ăn của trẻ có mảnh xương hoặc dị vật thì sẽ dễ dàng trở thành dị vật gây hóc ở trẻ.
– Trẻ có thói quen ngậm đồ như thói vui, ngậm đồ khi suy nghĩ và có thể vô tình nuốt đồ, trở thành dị vật gây hóc.
1.2. Dấu hiệu phát hiện hóc dị vật ở trẻ
Chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra tình trạng hóc của mình, nhưng với trẻ nhỏ, nhất là những bé chưa có khả năng ngôn ngữ thì việc trẻ bị hóc có thể bị bỏ qua hoặc hiểu lầm thành các vấn đề khác. Cha mẹ cần nghi ngờ con bị hóc dị vật khi trẻ có những dấu hiệu như:
– Trẻ đang ăn hoặc đang chơi thì đột nhiên khóc, ho sặc sụa.
– Trẻ có hiện tượng nôn trớ hoặc cảm giác nghẹn
– Trẻ mặt đỏ hoặc tím tái
– Vã mồ hôi, thở mệt.
– Trẻ chưa nói được có xu hướng đưa tay lên cổ họng hoặc đưa tay vào miệng như muốn móc đồ ra.
– Trẻ khó thở, ý thức lịm dần.
Trong trường hợp nguy hiểm, dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, trẻ có thể bị ngưng thở, hôn mê và tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Viêm xoang mạn là gì? Điều trị bằng cách nào?
Trẻ thường có biểu hiện ho, nghẹn, nôn trớ khi bị hóc dị vật
2. Xử lý hóc dị vật phù hợp cho trẻ, tránh những sai lầm
2.1. Những sai lầm dễ mắc khi cha mẹ xử lý hóc dị vật cho con
Việc thiếu kiến thức dẫn đến nhiều hành động sai lầm của cha mẹ khi xử lý hóc dị vật ở các trẻ:
– Dùng tay hoặc lấy các vật khác đưa vào miệng trẻ để móc dị vật ra cho trẻ. Điều này có thể khiến dị vật xuống sâu hơn, khó xử lý hơn hoặc gây nên những thương tích, trầy xước, chấn thương vùng niêm mạc hầu họng của trẻ.
– Dùng mẹo dân gian để giúp bé chữa hóc như cho trẻ ăn cơm, uống các loại nước uống chua để mong làm tan xương cá. Những việc này vừa không hiệu quả, lại làm mất thời gian điều trị cho bé, đặc biệt có thể khiến tình trạng hóc ở trẻ nghiêm trọng hơn.
– Vuốt ngực hay vuốt lưng trẻ, khiến dị vật có thể chui sâu vào đường thở.
– Chậm trễ trong việc chữa hóc cho trẻ, khiến trẻ đối diện nguy cơ hóc dị vật đường thở, và hóc dị vật đường ăn uống.
2.2. Những việc cha mẹ cần chú ý khi xử lý hóc dị vật cho con
Với mỗi tình huống trẻ hóc dị vật mà cha mẹ cần có những phương hướng xử lý khác nhau:
– Nếu trẻ còn hồng hào, tình trạng đường thở ổn định, không bị tắc, có thể ho và khi hóc vẫn rõ tiếng, cha mẹ chú ý nói để con bình tĩnh. Nếu trẻ ho hoặc nôn dị vật ra được là tốt nhất. Trong trường hợp cơn ho dịu đi, hãy đưa trẻ đến các bác sĩ tai mũi họng để thăm khám sớm, phòng khi dị vật rơi vào đường thở hoặc đâm vào thực quản nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của trẻ. Cha mẹ cần tránh những sai lầm lấy dị vật dễ mắc phải trên đây để không làm xấu hơn tình huống hóc ở trẻ.
– Nếu trẻ có biểu hiện nguy kịch như: mặt mày tím tái, thở khó, hơi thở yếu (khóc yếu khóc không ra hơi, không nói được,…), cha mẹ nên gọi cấp cứu ngay và nhanh chóng sơ cứu cho con.
>>>>>Xem thêm: Những “thủ phạm” gây mất thính lực
Nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tai mũi họng để xử lý hóc dị vật cho trẻ an toàn, đúng cách
2.2.1. Sơ cứu cho trẻ dưới 2 tuổi
Với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể đặt trẻ tư thế nằm úp trên cánh tay hoặc trên đùi (nếu đặt trên tay, bàn tay đỡ cổ và mặt trẻ, nếu đặt ở đùi thì cho đầu trẻ ở gần đầu gối người sơ cứu). Đặt trẻ sao cho đầu ở vị trí thấp hơn chân. Sau đó người sơ cứu dùng gót tay vỗ lưng trẻ 5 lần. Nếu dị vật chưa được đẩy ra, hãy ngửa trẻ ở ngay vị trí đó và dùng ngón tay ấn vào ngực dưới xương ức 5 lần. Làm luân phiên 2 động tác này cho đến khi dị vật rơi ra hoặc trẻ thở được bình thường.
2.2.2. Sơ cứu cho trẻ trên 2 tuổi
Người sơ cứu đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng và ngồi đối diện trẻ theo tư thế hai chân cạnh đùi trẻ. Khi đó, đặt gốc một bàn tay lên vùng thượng vị và tay còn lại chồng lên, ấn 5-10 lần vào bụng trẻ theo hướng từ dưới lên. Trong quá trình đó, hãy kiểm tra xem trẻ đã tỉnh táo lại chưa.
Trong trường hợp trẻ ngưng thở, hãy dùng các phương pháp hồi sức tim, hà hơi thổi ngạt, ấn tim ngoài lồng ngực để ép tim đan xen với việc sơ cứu trên. Thực hiện cho đến khi trẻ tỉnh táo lại hoặc nhân viên cấp cứu đến.
Có thể nói, việc xử lý hóc dị vật ở trẻ rất quan trọng bởi rất nhiều tình huống hóc nguy kịch tính mạng ở trẻ. Khi đó, các phương pháp ứng phó xử lý kịp thời là điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng quên phòng ngừa hóc dị vật ở trẻ, để tâm đến những thói quen và việc ăn uống của con, đồng thời, sớm giáo dục để con nhận biết những nguy hiểm từ tình huống tai nạn này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.