Hướng dẫn xử lý sốt cao co giật ở trẻ

Trẻ bị sốt quá cao dẫn đến co giật khiến nhiều cha mẹ vô cùng lo lắng không biết xử lý thế nào, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để biết cách xử lý sốt cao co giật ở trẻ bạn nhé. Nếu có băn khoăn hay thắc mắc gì hãy để bình luận dưới bài viết này để chúng tôi có thể giải đáp nhé.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn xử lý sốt cao co giật ở trẻ

1. Sốt cao co giật là gì?

Sốt co giật là hiện tượng co giật khi trẻ bị sốt cao hoặc rất cao. Khi cơn co giật do sốt của trẻ xuất hiện thì khi ấy trẻ thường mất cảm giác của cơ thể mình, chân tay thì liên tục co giật, lắc trong một khoảng thời gian nhất định. Khi co giật do cơn sốt trẻ sẽ hoàn toàn mất đi tự chủ, hàm răng của bé sẽ có khuynh hướng cắn chặt. Vì vậy mà nếu như trẻ đang mọc răng thì điều này sẽ rất dễ gây tổn thương lưỡi. Trẻ thường bị co giật khi nhiệt độ cơ thể rơi vào khoảng 39 độ trở lên.

Cha mẹ nên phân biệt hiện tượng sốt co giật là không giống và không phải là bệnh động kinh, vì bệnh động kinh có đặc điểm là co giật tái diễn, nguyên nhân của bệnh cũng không phải là do sốt cao nhưng hiện tượng sốt cao co giật.

Những cơn co giật do sốt  thường sẽ xảy ra trong những ngày đầu tiên khi trẻ bị sốt. Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi là đối tượng thường bị co giật khi sốt cao và sẽ hiếm gặp hơn ở trẻ lớn hơn, nhưng không phải là hoàn toàn không có.

Hướng dẫn xử lý sốt cao co giật ở trẻ

Xử lý sốt cao co giật ở trẻ cần phải có sự bình tĩnh của cha mẹ

2. Hướng dẫn cha mẹ xử lý sốt cao co giật ở trẻ

Dù biết khi trẻ bị co giật thì cha mẹ s vô cùng lo lắng đôi khi là mất bình tĩnh nhưng điều đầu tiên các bạn cần chú ý  là phải giữ bản thân mình thật bình tĩnh và làm theo các bước sau đây:

– Cho bé nằm nghiêng sang một bên để trẻ nếu có nôn, trớ cũng sẽ không trào ngược lại vào họng. Chú ý để trẻ nằm nơi thoáng mát, không mặc áo không thoát mồ hôi hoặc quá chật, không trùm chăn mền lên người trẻ.

– Nếu như trẻ đã có răng khi phát hiện cơn co giật hãy dùng vật đè lưỡi bé, không đưa vào quá sâu vì có thể gây nôn ói.

– Tuyệt đối lưu ý khi trẻ đang trong cơn co giật không được đổ bất cứ nước uống, thuốc vào miệng trẻ vì trẻ sẽ dễ nuốt xuống và gây sặc vào đường thở.

– Lau mát cho trẻ và kết hợp giữa nhét thuốc hạ sốt theo liều lượng bác sĩ quy định mẹ nhé. Khi lau mát mẹ nên chú ý không dùng nước lạnh cần phải dùng nước ấm khoảng 34 – 35 độ C sau đó nhúng khăn vào nước hạ nhiệt chủ yếu ở vùng trán, hai nách, hai bẹn của bé.

– Việc can thiệp tại gia đình chỉ là bước ban đầu, nên ngay khi nhận thấy cơn co giật không còn nhiệt độ trẻ đã hạ dần, gia đình nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện uy tín gần nhất để thăm khám và bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm tình trạng của bệnh. 

– Tuyệt đối lưu ý không nên hốt hoảng đưa trẻ đi ngay khi đang trong cơn co giật, điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như sự an toàn của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị viêm hô hấp trên: Mẹ đã biết điều trị và chăm sóc?

Hướng dẫn xử lý sốt cao co giật ở trẻ

Khi trẻ bị sốt quá cao, cha mẹ nên nhanh chóng hạ sốt cho trẻ và nhanh chóng đưa tới bệnh viện

Khi trẻ bị sốt, bị ốm cha mẹ ở nhà tuy lo lắng nhưng cũng không nên tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn hãy luôn lưu ý để tình trạng của trẻ, đưa trẻ đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường. Bệnh viện sẽ nhanh chóng giúp bé hạ sốt và can thiệp đúng cách không gây nguy hiểm cho trẻ.

– Các bà mẹ khi thấy con bắt đầu có dấu hiệu co giật thì cần phải phân biệt rõ ràng co giật do sốt cao và co giật do bệnh lý về thần kinh ở trẻ vì chúng hoàn toàn khác biệt nhau, mỗi kiểu co giật thì sẽ có những cách can thiệp khác nhau. 

– Khi nhiệt độ cơ thể của bé  > 39 độ C đó là dấu hiệu của việc sốt nhưng đó cũng có thể là báo hiệu đây chính là triệu chứng báo hiệu đang có những biến đổi bất thường trong cơ thể. Khi ấy việc bé cần được xác định vấn đề là vô cùng quan trọng. Đưa bé đến những cơ sở uy tín sẽ được những bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn nhanh chóng tìm được nguyên nhân đến từ đây để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Thuốc hạ sốt cho trẻ em khi nhiệt độ cơ thể tăng cao không phải là biện pháp điều trị triệt để mà đó chỉ là giải pháp tạm thời giúp bé có thể tránh nguy cơ bị co giật vậy nên kể cả khi trẻ đã hạ sốt rồi thì mẹ cũng không nên để bé ở nhà. Cũng không nên tiếp tục cho bé uống thuốc lần hai. 

Hướng dẫn xử lý sốt cao co giật ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Viêm phế quản ở trẻ 1 tuổi là gì? – Những điều cần mẹ lưu ý

Đưa bé đến những cơ sở uy tín sẽ được những bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn nhanh chóng tìm được nguyên nhân đến từ đây để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn đã biết cách xử lý tình trạng sốt cao co giật ở trẻ rồi. Hãy luôn lưu ý đưa trẻ thăm khám khi có dấu hiệu bất thường thay vì tự chữa trị tại gia đình bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *