Hướng dẫn xử lý tình trạng hôi miệng sau khi làm răng sứ

Hiện nay, bọc răng sứ là phương pháp hoàn hảo nhất mà chúng ta có để cải thiện nhiều tình trạng “kém xinh” của hàm răng, như: Xỉn màu/ố vàng, sứt/mẻ, thưa, khấp khểnh, hô/móm mức độ vừa và nhẹ,…. Mặc dù vậy, có một vấn đề khá nan giải là nhiều người bọc răng sứ sau một thời gian thì bị hôi miệng. Đây có phải là một “tác dụng phụ” của bọc răng sứ? Phải xử trí tình trạng hôi miệng sau khi làm răng sứ ra sao? Đọc ngay bài viết sau để biết câu trả lời, bạn nhé!

Bạn đang đọc: Hướng dẫn xử lý tình trạng hôi miệng sau khi làm răng sứ

1. Tổng quan về bọc răng sứ

Như đã chia sẻ, bọc răng sứ được tư vấn nhiều cho các trường hợp răng xỉn màu/ố vàng, sứt/mẻ, thưa, khấp khểnh, hô/móm mức độ vừa và nhẹ,…. Theo đó, chuyên gia sẽ mài cho răng nhỏ vừa đủ, sự mài này phải đảm bảo sức khỏe của răng, tức là đảm bảo răng chắc chắn với phần tủy an toàn. Sau đó, chuyên gia sẽ lấy dấu răng, chế tạo mão sứ và chụp mão sứ đó lên phần cùi răng đã mài trước đó.

Hiện nay, có 4 loại mão sứ chúng ta có thể lựa chọn:

– Mão sứ kim loại: Là loại mão sứ lớp ngoài là sứ, lớp trong là hợp kim crom – coban hoặc crom – niken.

– Mão sứ titan: Có cấu tạo tương tự mão sứ kim loại. Tuy nhiên, mão sứ titan lóp trong không phải là hợp kim crom – coban/crom – niken mà là titan.

– Mão sứ kim loại quý: Cũng gồm 2 lớp là sứ và kim loại nhưng lớp trong của mão sứ kim loại quý không phải hợp kim crom – coban/crom – niken, cũng không phải titan mà là một kim loại quý nào đó, ví dụ như: Vàng, platin hoặc palladium,…

– Mão sứ toàn sứ: Hoàn toàn khác 3 loại mão sứ phía trên, mão sứ toàn sứ chỉ có sứ nguyên khối, không có kim loại.

Mỗi loại mão sứ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Cho dù lựa chọn thế nào, sau khi bọc sứ, chúng ta cũng có một hàm răng trắng và đều với khả năng ăn nhai tương đương răng thật. Tuy nhiên, sau một thời gian bọc răng sứ, nhiều người chia sẻ rằng họ bị hôi miệng. Sự cố này tại sao lại tồn tại?

Hướng dẫn xử lý tình trạng hôi miệng sau khi làm răng sứ

Sau khi bọc sứ, chúng ta sẽ có một hàm răng trắng và đều

2. Tại sao lại hôi miệng sau khi làm răng sứ?

Có thể khẳng định một điều: Đó là tình trạng hôi miệng sau bọc răng sứ không phải một tác dụng phụ. Trong hầu hết các trường hợp, người bọc răng sứ không gặp phải tình trạng này. Những người bị hôi miệng sau bọc răng sứ, chỉ có thể là vì:

– Chuyên gia thao tác chụp mão sai kỹ thuật, làm mão và nướu không khít nhau: Hệ quả là thức ăn có cơ hội tồn đọng tại các khe hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mùi.

– Mão sứ chất lượng thấp: Mão sứ có lõi kim loại bị oxy hóa theo thời gian; mão sứ có lõi kim loại gây kích ứng cho người bọc; mão sứ bị nứt/sần sùi, có khe, rãnh, hốc làm thức ăn dễ dàng dắt lại đều là những mão sứ có thể khiến người bọc bị hôi miệng.

– Răng sứ sau bọc bị nứt/vỡ do tác động vật lý, dẫn đến tình trạng tương tự trường hợp 2 mà người bọc không nhận ra.

– Người bọc răng sứ vệ sinh răng miệng kém: Người bọc răng sứ không đánh răng bằng bàn chải và kem đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, không sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để làm sạch các vị trí mà bàn chải không thể làm sạch, không lấy cao răng định kỳ,…

– Người bọc răng sứ bị hôi miệng từ trước nhưng không biết. Sau bọc răng sứ không vệ sinh răng miệng cẩn thận, làm trầm trọng thêm tình trạng hôi miệng.

Tìm hiểu thêm: Điều trị ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối

Hướng dẫn xử lý tình trạng hôi miệng sau khi làm răng sứ

Vệ sinh răng miệng kém có thể là nguyên nhân khiến người bọc răng sứ bị hôi miệng

3. Xử trí hôi miệng sau khi làm răng sứ

Cách duy nhất để giải quyết gọn gàng tình trạng này là thăm khám trực tiếp với chuyên gia để được xác định chính xác nguyên nhân và điều trị bằng cách thức phù hợp. Theo đó, người bọc răng sứ bị hôi miệng có thể sẽ được hỗ trợ bằng một trong các giải pháp sau:

– Chụp lại mão sứ: Trong trường hợp hôi miệng là do kỹ thuật của chuyên gia.

– Thay thế mão sứ cũ bằng mão sứ mới: Trong trường hợp hôi miệng là do chất lượng mão sứ.

– Chuyên gia hướng dẫn người bọc sứ cách vệ sinh răng miệng chuẩn chỉ hoặc tiến hành xử lý các bệnh lý gây hôi miệng khác: Trong trường hợp hôi miệng không phải do kỹ thuật của chuyên gia, cũng không phải do chất lượng của mão sứ.

3. Những lưu ý trong phòng ngừa hôi miệng sau khi bọc răng sứ

3.1. Những lưu ý phòng ngừa trước khi bọc răng sứ

Để sau khi bọc răng sứ không bị hôi miệng, ngay từ lúc chuẩn bị, bạn cần phải:

– Lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt một cách thận trọng: Chỉ bọc sứ tại phòng nha uy tín, sở hữu đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản và đã hành nghề nhiều năm.

– Cố gắng ưu tiên những loại mão sứ cao cấp: Với chúng, không chỉ hôi miệng, ngay cả nguy cơ kích ứng và nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác cũng sẽ được hạn chế.

3.2. Những lưu ý phòng ngừa sau khi bọc răng sứ

Ngoài 2 lưu ý trước khi bọc răng sứ, sau khi bọc răng sứ, bạn còn cần tuân thủ nghiêm ngặt 3 lưu ý nữa để đảm bảo không bị hôi miệng. 3 lưu ý đó là:

– Không thực hiện hoặc thực hiện ít các hoạt động có thể khiến răng sứ bị nứt/vỡ/sứt/mẻ, ví dụ như: Nhai càng cua, ăn ổi, cắn hạt dưa, mở nắp chai,…

– Vệ sinh răng miệng chuẩn chỉ: Đánh răng 2 – 3 lần một ngày trong 2 – 3 phút (sau ăn 30 phút) bằng bàn chải mềm và kem đánh răng sát khuẩn (thay bàn chải sau 3- 6 tháng một lần). Dùng chỉ nha khoa và tăm nước để làm sạch các vùng không làm sạch được bằng bàn chải và kem đánh răng. Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc dung dịch muối sinh lý 0,9%.

– Thăm khám định kỳ với chuyên gia: Chỉ bằng việc thăm khám định kỳ với chuyên gia, bạn đã có thể phòng ngừa hội miệng sau bọc răng sứ do cả 3 nguyên nhân: Răng sứ bị nứt/vỡ/sứt/mẻ (do tác động vật lý), vệ sinh răng miệng kém và các bệnh lý gây hôi miệng khác.

Hướng dẫn xử lý tình trạng hôi miệng sau khi làm răng sứ

>>>>>Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Niềng răng có đắt không? 

Thăm khám với chuyên gia để giải quyết tình trạng hôi miệng sau bọc răng sứ

Như vậy, hôi miệng không phải là một “tác dụng phụ” của bọc răng sứ. Người bọc răng sứ bị hôi miệng là do kỹ thuật của chuyên gia, chất lượng của mão sứ và một số nguyên nhân khác. Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, bạn sẽ có cho mình một sức khỏe răng miệng ổn định vững bền.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *