Xử trí hóc dị vật sai cách có thể làm tổn thương cho người bị hóc, giảm hiệu quả điều trị sau này, thậm chí là dẫn đến những nguy hiểm liên quan đến tính mạng người bị nạn. Trong khi đó, hóc dị vật là tai nạn khá phổ biến và ở mọi lứa tuổi trong đời sống. Do đó, chúng ta cần luôn cảnh giác, có cách xử trí phù hợp và hiệu quả khi gặp tình huống này.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn xử trí hóc dị vật kịp thời, đúng cách
1. Tìm hiểu về hóc dị vật
1.1. Định nghĩa
Hóc dị vật là tình trạng có vật lạ bị mắc kẹt trong đường thở hoặc đường tiêu hóa, gây cản trở việc hô hấp hoặc nuốt. Dị vật có thể là bất kỳ vật gì, từ thức ăn, đồ chơi nhỏ đến các vật dụng trong gia đình. Thông thường, hóc dị vật thường xảy ra với trẻ nhỏ hoặc người già. Nhưng không phải vì thế mà số lượng thanh niên, trung niên hóc dị vật ít đi, bởi tai nạn này rất thường trực.
Hóc dị vật
Một số ví dụ về dị vật đường thở phổ biến có thể kể đến như:
– Thức ăn: thịt, xương, rau, trái cây
– Đồ chơi nhỏ: mảnh Lego, hạt cườm, viên bi
– Vật dụng gia đình: pin, nam châm, ốc vít
– Các bộ phận cơ thể: răng, mão răng, niềng răng
Một số ví dụ về dị vật đường tiêu hóa phổ biến như:
– Thức ăn: thịt, xương, xơ
– Thuốc: viên thuốc, viên nang
– Vật dụng kim loại: tiền xu, pin, kẹp giấy
– Vật dụng nhựa: mảnh đồ chơi, nắp chai
1.2. Nhận biết hóc dị vật
Tình trạng hóc dị vật với mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và kích thước của dị vật. Một số dấu hiệu và triệu chứng hóc dị vật phổ biến bao gồm:
– Ho khan hoặc ho có tiếng khàn
– Khó thở
– Khó nuốt
– Chảy nước dãi
– Nôn mửa
– Đau ngực
– Da xanh tái
– Mất ý thức
Trong nhiều trường hợp nặng, người bị nạn có các triệu chứng nguy kịch như ngưng thở, mất ý thức. Khi đó, cần áp dụng các phương pháp sơ cứu tại chỗ để bảo đảm tính mạng cho họ. Việc sơ cứu không đúng cách có thể dẫn đến việc dị vật bị hóc phức tạp hơn, việc xử lý sau này lâu hơn, dị vật ảnh hưởng đến các cơ quan khác gây nhiễm trùng, thậm chí tử vong. Chính vì thế, cần bình tĩnh và xử lý đúng cách khi gặp trường hợp hóc dị vật.
2. Xử trí kịp thời, đúng cách trước hóc dị vật.
Thông thường, tùy thuộc vào đối tượng, độ tuổi, vị trí, mức độ của hóc dị vật mà việc xử trí cũng khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc xử trí hóc dị vật dưới đây chỉ mang tính chất trước mắt và tạm thời. Việc kiểm tra, thăm khám tại các cơ sở y tế là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho người bị hóc.
2.1. Tự xử trí hóc dị vật
Nếu bản thân chúng ta bị hóc dị vật, hãy báo động để người khác biết về tình trạng của mình. Trong trường hợp việc mất ý thức có thể xảy đến ngay sau đó, những người xung quanh có thể hỗ trợ kịp thời. Còn với việc hóc dị vật nhưng vẫn còn tỉnh táo và nói chuyện được, hãy thử ho để tống dị vật ra ngoài và sớm đến các cơ sở y tế để được gắp dị vật đúng cách cũng như kiểm tra tình trạng cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Địa chỉ phòng khám tai mũi họng uy tín ở Hà Nội
Hình thức tự sơ cứu hóc dị vật
Trong trường hợp không thể nói chuyện hoặc không có người hỗ trợ, chúng ta có thể dùng cách tự sơ cứu: đặt nắm tay cao hơn vị trí rốn một chút, sau đó, cầm chặt nắm tay còn lại và cúi xuống một mặt phẳng nào đó rồi dồn sức đẩy nắm tay theo hướng vào trong bụng và lên trên. Chúng ta cũng có thể dùng thành ghế, cạnh bàn,.., để thay nắm tay thực hiện thao tác này.
2.2. Xử trí hóc dị vật theo độ tuổi
2.2.1. Trẻ dưới 2 tuổi
Với trẻ sơ sinh, việc đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng luôn là điều được ưu tiên. Với trẻ lớn hơn một chút, trong trường hợp trẻ có thể ho hoặc khóc mạnh, hãy khuyến khích trẻ tiếp tục ho hoặc khóc để tự đẩy dị vật ra ngoài. Cha mẹ không nên vỗ lưng hoặc ấn ngực trẻ vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn.
Với trường hợp trẻ không thể ho hoặc khóc mạnh:
– Lật trẻ nằm sấp trên cánh tay của bạn: Đầu trẻ hướng xuống đất, giữ chắc cổ và đầu để không bị tuột.
– Dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ: Vỗ vào vùng giữa hai xương bả vai.
– Lật trẻ nằm ngửa: Đặt hai ngón tay lên giữa ngực trẻ, ngay dưới xương ức. Ấn mạnh 5 lần theo hướng từ dưới lên trên.
– Lặp lại các bước trên cho đến khi dị vật được đẩy ra ngoài hoặc trẻ bắt đầu ho hoặc khóc mạnh.
2.2.1. Trẻ trên 2 tuổi và người lớn
Nếu người bị hóc có thể ho mạnh hoặc nói chuyện, hãy khuyến khích họ tiếp tục ho hoặc cố gắng ho khạc để đẩy dị vật ra ngoài. Không nên vỗ lưng hoặc ấn ngực nạn nhân vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn.
Trong trường hợp người bị nạn không thể ho hoặc nói chuyện, hãy áp dụng phương pháp Heimlich để sơ cứu:
– Đứng sau người bị hóc, vòng tay qua eo và siết chặt.
– Đặt một nắm đấm lên phần bụng, ngay dưới xương ức người bị hóc
– Ấn mạnh vào bụng nạn nhân theo hướng từ dưới lên trên, đột ngột.
– Lặp lại các bước trên cho đến khi dị vật được đẩy ra ngoài hoặc người bị hóc bắt đầu ho/nói chuyện lại được.
2.2. Xử trí hóc dị vật theo vị trí
Với tình trạng hóc dị vật đường thở, các biện pháp xử trí tương tự như trên. Trong khi đó, với hóc dị vật đường tiêu hóa, nên uống nhiều nước và cố gắng nuốt để đẩy dị vật xuống dạ dày để qua cơn hóc. Nếu không thể nuốt hoặc có các triệu chứng đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật cắt polyp mũi an toàn, hiệu quả
Thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng hóc dị vật phù hợp
3. Lưu ý chung
Với tai nạn hóc dị vật:
– Nếu người bị hóc mất ý thức, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
– Tình trạng ngưng thở, khó thở, mất ý thức cần được sơ cứu sớm, đúng cách khi chờ cấp cứu đến.
– Không nên để người bị hóc cố ăn bất cứ thứ gì cho đến khi dị vật được loại bỏ hoàn toàn.
– Dù các triệu chứng dị vật đã qua, người bị hóc vẫn cần đến các cơ sở y khoa để kiểm tra, xác định không xảy ra tình trạng sót dị vật để an tâm phòng ngừa biến chứng.
Bên cạnh đó, cần cảnh giác, phòng ngừa hóc dị vật với bản thân cũng như những người quanh mình:
– Tránh việc không giám sát khi trẻ chơi, nhất là khi xung quanh bé có các đồ nhỏ như đồ chơi, kẹo cứng, …
– Loại bỏ xương trước khi ăn
– Cắt thức ăn thành miếng nhỏ cho người già và trẻ em
– Tránh tình trạng không tập trung khi ăn, vừa ăn, vừa cười đùa nói chuyện, hoặc vừa ngậm đồ vừa làm việc
– Không ăn các đồ cứng hoặc xương khi tinh thần chưa tỉnh táo (say rượu, mới phẫu thuật gây mê,…)
Trên hết, cần luôn lưu ý các cách xử trí hóc dị vật phù hợp để ứng dụng phù hợp, kịp thời với các trường hợp không may bị tai nạn này quanh mình. Đồng thời, hãy chú ý việc thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng tại các cơ sở y khoa tai mũi họng uy tín để tránh các biến chứng dị vật để lại ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.