Ibuprofen là một loại thuốc được dùng rất phổ biến trong trong điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng, có tác dụng chống viêm, làm giảm các triệu chứng sưng, đau hoặc sốt do viêm. Cùng tìm hiểu công dụng chi tiết, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng loại thuốc này qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Ibuprofen: Công dụng, cách dùng và những lưu ý
1. Thuốc Ibuprofen có công dụng gì?
Ibuprofen là một loại kháng viêm không steroid (NSAID) tương đối thông dụng. Thuốc hoạt động theo cơ chế ngăn ngừa việc cơ thể sản xuất các chất tự nhiên nào đó gây viêm, nhờ đó là làm giảm các triệu chứng do viêm gây ra như:
– Sưng, đau trong các trường hợp: đau nhức đầu, viêm răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ bắp, viêm khớp… Lưu ý, nếu đang điều trị bệnh mạn tính như viêm khớp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ các phương pháp điều trị không dùng thuốc và/hoặc dùng các loại thuốc khác để điều trị.
– Sốt, đau nhức nhẹ do cảm cúm hoặc cảm lạnh.
– Cơn gout cấp tính. Công dụng này không có trên nhãn thuốc nhưng có thể được chỉ định bởi bác sĩ, người bệnh sử dụng thuốc cho mục đích này cần được bác sĩ kê đơn, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
Ibuprofen thường được chỉ định trong các trường hợp: đau nhức đầu, viêm răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ bắp, viêm khớp…
2. Các dạng thuốc Ibuprofen và liều dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất
2.1 Các dạng thuốc Ibuprofen
Thuốc có những dạng và hàm lượng tương ứng như sau:
– Hỗn dịch dạng uống: Hàm lượng 100mg/5 ml.
– Dạng viên nén: Loại 400mg, 200mg, 100mg, 150mg, 300mg, 600mg, 800mg.
– Dạng viên nang: 200mg.
– Dạng viên nén sủi bọt: 200mg.
– Dạng thuốc cốm: 200mg.
– Dạng kem bôi tại chỗ: 5%.
– Dạng viên đạn đặt trực tràng: 500mg.
– Dạng nhũ tương: 20mg/ml.
– Dạng viên nén phối hợp: Hàm lượng ibuprofen 200mg và paracetamol 350mg; ibuprofen 200mg và 7,5mg hydrocodon; ibuprofen 200mg với 30mg pseudoephedrin hydroclorid.
– Dạng viên bao phim phối hợp: Gồm ibuprofen 200mg với 30mg pseudoephedrin hydroclorid.
– Dạng thuốc tiêm tĩnh mạch: 100mg/ml, 10mg/ml.
– Dạng thuốc truyền tĩnh mạch: 400mg/100 ml.
Tìm hiểu thêm: Augmentin 250: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn
Thuốc chống viêm Ibuprofen tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau.
2.2 Liều dùng Ibuprofen cho người lớn
Liều dùng thuốc ibuprofen không cố định, có thể khác nhau ở mỗi người, dựa trên tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng với điều trị của từng người bệnh. Thông thường, thuốc này thường được dùng ở liều thấp nhất nhằm làm giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày và mắc tác dụng phụ. Tuy nhiên vẫn bảo đảm hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.
Người bệnh tuyệt đối không tăng liều hoặc uống thuốc này thường xuyên hơn so với chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc, đặc biệt đối với tình trạng viêm khớp.
Liều thông thường đối với từng trường hợp sẽ như sau:
– Đối với người bị đau bụng kinh: Uống Ibuprofen 200 – 400mg, uống sau mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết.
– Đối với người bị viêm xương khớp: Liều khởi đầu dùng Ibuprofen 400 – 800mg, uống sau mỗi 6 – 8 giờ.
– Đối với người bị viêm khớp dạng thấp: Liều khởi đầu dùng Ibuprofen 400 – 800mg, uống sau mỗi 6 – 8 giờ.
– Đối với người bị nhức đầu: Uống Ibuprofen 600mg cách 90 phút trước lần ECT đầu tiên.
– Đối với người bị đau: Đau nhẹ đến vừa uống Ibuprofen 200 – 400mg mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết. Liều lớn hơn 400mg chưa được chứng minh hiệu quả. Nếu tiêm tĩnh mạch, bệnh nhân cần được cung cấp đủ nước trước khi tiêm. Đau nặng hơn thì tiêm truyền 400 – 800 mg vào tĩnh mạch trong 30 phút mỗi 6 giờ khi cần thiết.
Liều thường dùng cho người bị sốt:
Dùng Ibuprofen 200 – 400mg đường uống sau mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết. Nếu tiêm tĩnh mạch, cần cung cấp cho bệnh nhân đủ nước trước khi tiêm. Liều tiêm truyền tĩnh mạch ban đầu 400mg trong 30 phút. Sau đó duy trì tiêm 400 mg cứ mỗi 4 – 6 giờ hoặc 100 – 200 mg mỗi 4 giờ khi cần thiết.
2.3 Liều dùng Ibuprofen cho trẻ em
Liều dùng cho trẻ em dựa trên cân nặng của trẻ. Cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc cho con.
– Đối với trẻ bị sốt: Trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi – 12 tuổi, nếu nhiệt độ thấp hơn 39,2 độ C thì dùng 5 mg/kg/liều, uống mỗi 6-8 giờ khi cần thiết. Nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 39,2 độ C, dùng 10 mg/kg/liều, uống mỗi 6 – 8 giờ khi cần thiết.
– Đối với trẻ bị đau: Trẻ sơ sinh và trẻ em uống 4-10 mg/kg mỗi 6 – 8 giờ khi cần thiết, tối đa 40 mg/kg một ngày.
– Đối với trẻ bị viêm khớp dạng thấp: Trẻ 6 tháng đến 12 tuổi thông thường dùng liều 30 – 40 mg/kg/ngày chia làm 3 – 4 lần. Khi bắt đầu dùng với liều thấp và tăng liều từ từ. Trường hợp bệnh nhẹ có thể được điều trị với 20 mg/kg/ngày.
– Đối với trẻ bị xơ nang: Các trường hợp mạn tính, lớn hơn 4 tuổi thì dùng 2 lần/ngày. Điều chỉnh sao cho nồng độ trong huyết thanh duy trì ở mức 50-100 mcg/ml, đồng thời làm chậm tiến triển bệnh ở những bệnh nhi bị viêm phổi nhẹ.
– Đối với trẻ thông ống động mạch: Dùng Ibuprofen Lysine cho thai 32 tuần hoặc nhỏ hơn, trẻ sơ sinh nặng 500 – 1500g. Liều khởi đầu cho các trường hợp này là 10 mg/kg, tiếp tục dùng hai liều 5 mg/kg sau 24 và 48 giờ.
3. Các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng gây ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh
Nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn là tình trạng tăng sinh của các tác nhân như vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng… trong cơ thể, dẫn tới các phản ứng tại các tế bào, tổ chức trong cơ thể hoặc phản ứng toàn thân. Nhiễm trùng có thể xảy ra tại một vị trí cố định nhưng cũng có thể đi theo đường máu lan khắp cơ thể với các triệu chứng ho, hắt hơi, sốt, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi và chuột rút.
>>>>>Xem thêm: Cefpodoxim 100mg – Thông tin và các lưu ý khi dùng thuốc
Các bệnh lý nhiễm trùng có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cần điều trị bằng Ibuprofen.
4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng Ibuprofen
4.1 Tác dụng phụ của Ibuprofen
Ibuprofen có thể có một số tác dụng phụ:
– Đau ngực, khó thở
– Nói lắp, giảm hoặc mất cân bằng thị lực
– Suy nhược
– Phân đen, có thể lẫn máu, hoặc như hắc ín
– Ho ra máu hoặc nôn ra chất như bã cà phê
– Sưng phù, cân tăng nhanh bất thường
– Đi tiểu ít hơn hoặc không thể đi tiểu
– Chán ăn, nôn hoặc buồn nôn, đau bụng trên
– Nước tiểu màu đậm, da hoặc mắt vàng
– Sốt, đau họng và đầu
– Ngứa ngáy, da phồng rộp nặng, bong tróc, ban đỏ
– Bầm tím, tê, đau, yếu cơ
– Đau đầu dữ dội, cứng cổ, ớn lạnh, nhạy cảm với ánh sáng
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu, căng thẳng, ù tai…
Nếu thấy các biểu hiện kể trên, cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn hướng xử trí. Ngưng dùng thuốc và đến trung tâm y tế hoặc gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có phản ứng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra có thể có các tác dụng phụ khác chưa được đề cập đến trong bài viết.
4.2 Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ
Khi sử dụng Ibuprofen, cần kiểm tra các thành phần ghi trên nhãn thuốc, kể cả khi bạn đã sử dụng các sản phẩm này trước đây. Bởi các nhà sản xuất có thể thay đổi các thành phần hoạt chất trong thuốc.
Các sản phẩm có tên tương tự cũng có thể chứa các thành phần khác nhau để dùng cho các mục đích khác nhau. Do vậy cần kiểm tra kỹ thông tin hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trên đây là một số thông tin về thuốc Ibuprofen và cách sử dụng được khuyến cáo. Những thông tin không thể thay thế cho chỉ định của các chuyên viên y tế. Hãy thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.