Với suy nghĩ: sử dụng hằng ngày để răng đẹp hơn, hạn chế bệnh lý răng miệng, kem đánh răng tẩy cao răng được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Vậy, liệu có loại kem đánh răng nào giúp bạn có thể đẩy lùi hiện tượng cao răng? Hãy nghe bác sĩ chia sẻ về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Kem đánh răng tẩy cao răng – Nhận định từ bác sĩ
1. Cao răng, kem đánh răng tẩy cao răng và nhận định từ bác sĩ
1.1. Cao răng
Cao răng là một trong những vấn đề lớn bắt nguồn của nhiều bệnh lý răng miệng. là cặn vôi hóa cứng bao phủ quanh răng, thường ở cả trên và dưới nướu. Cặn này được hình thành từ phản ứng giữa vi khuẩn trong miệng và tàn dư của thức ăn, tạo thành mảng bám. Các mảng bám không được xử lý dần cứng lại và tạo thành cao răng.
Cao răng có thể được chia thành 2 loại: cao răng thường và cao răng huyết thanh. Trong đó, cao răng thường là dạng cao răng có màu vàng thường thấy khi cao răng mới hình thành, có thể dẫn đến tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng. Cao răng huyết thanh thì được coi như hệ quả của cao răng thường lâu ngày không được xử lý, dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng kéo dài. Hemoglobin lắng đọng tạo thành cao răng huyết thanh với màu nâu đen, dễ dẫn đến viêm quanh răng.
Nhìn chung, cao răng được coi là tình trạng cứng đầu, khó loại bỏ, dễ hình thành, đồng thời, là nguyên nhân của các bệnh lý răng lợi hằng ngày.
Hình ảnh cao răng
1.2. Bác sĩ nói về kem đánh răng giúp tẩy cao răng.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm kem đánh răng, bột tẩy trắng, kẹo ngậm,… với lời quảng cáo về mục đích loại bỏ cao răng. Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ TCI cho biết: Không thể loại bỏ cao răng bằng việc đánh răng thông thường cũng như loại bỏ cao răng tại nhà. Việc loại bỏ cao răng cần được thực hiện tại các cơ sở nha khoa có đầy đủ thiết bị, dụng cụ phù hợp cùng nha sĩ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nhất định. Việc lấy cao răng ở các cơ sở nha khoa không quá khó khăn và diễn ra rất nhanh chóng.
Bác sĩ TCI nhắc đến nhiều biến chứng hình thành từ vấn đề cao răng như hơi thở có mùi, chảy máu chân răng, các bệnh nha chu, viêm lợi, tiêu xương răng, có thể làm mất răng và nhiễm trùng lan rộng. Chính vì thế, nên đến các cơ sở nha khoa định kỳ để được loại bỏ cao răng nhanh chóng, hiệu quả và đúng cách.
Bác sĩ cũng cho biết, bên cạnh việc lấy cao răng thì ngăn ngừa sự hành thành của mảng bám là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Do đó, cần thường xuyên thực hiện việc vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng tránh tình trạng cao răng.
2. Ngừa mảng bám, cao răng nhờ chăm sóc răng miệng đúng cách
Việc chăm sóc răng miệng đúng cách là điều cơ bản hằng ngày mà chúng ta cần tuân thủ nhằm đảm bảo răng miệng sạch sẽ. Điều này giúp loại bỏ tàn dư thức ăn hằng ngày, hạn chế tình trạng vi khuẩn sinh sôi và hình thành mảng bám, từ đó ngăn ngừa việc hình thành cao răng hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm: Ngôi thai ngược và hành trình vượt cạn “nhàn tênh”
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp chúng ta phòng ngừa cao răng
2.1. Vệ sinh đúng cách
Cần thực hiện các vệ sinh răng miệng cơ bản nhưng đúng cách như:
– Đánh răng với kem đánh răng chứa Flour 2 lần mỗi ngày và tối thiểu 2 phút để vệ sinh răng miệng. Bạn nên đánh răng vào ban sáng sau thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Khi đánh răng, bạn cần chú ý chải dọc răng, vệ sinh mặt trước, mặt nhai, mặt trong của răng cần thận.
– Việc đánh răng sau khi ăn là điều tốt để đảm bảo loại bỏ cặn thức ăn thừa. Thế nhưng, không nên đánh răng quá thường xuyên. Sau khi ăn, bạn có thể dùng máy tăm nước, chỉ nha khoa, nước muối sinh lý để làm sạch răng miệng chứ không nhất thiết đánh răng liên tục. Việc đánh răng quá nhiều cũng có thể khiến hỏng men răng và làm răng lợi yếu hơn.
– Cần kết hợp việc sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối sinh lý và cạo lưỡi để làm sạch răng miệng. Không nên xỉa răng bằng tăm bởi việc này thường khiến tình trạng răng thưa, tụt nướu, chảy máu chân răng dễ xảy ra hơn.
2.2. Chế độ dinh dưỡng
Răng cũng cần dinh dưỡng, và việc có chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết để chắc khỏe, ngăn ngừa các vấn đề bệnh lý như mảng bám, cao răng, sâu răng. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, tránh những thức ăn có tính dính bám cao, hạn chế các đồ ăn có màu hoặc khi ăn/uống xong cần vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, nên bổ sung nhiều chất xơ, canxi, vitamin: A, B, C, D, K,…
2.3. Chăm sóc định kỳ
Như đã nói, việc loại bỏ cao răng cần được thực hiện bởi các nha sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm cũng các thiết bị hiện đại tại cơ sở nha khoa. Chính vì thế, cần đến các nha khoa để được lấy cao răng đúng cách.
Cũng cần chú ý rằng, việc hình thành mảng bám trên răng hầu như là điều rất khó tránh khỏi. Mảng bám lâu ngày sẽ hình thành cao răng trên răng bạn. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian để khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ. Việc này cũng giúp bạn phòng ngừa các vấn đề răng miệng nói chung và tình trạng cao răng nói riêng hiệu quả hơn.
>>>>>Xem thêm: Ung thư tuyến tiền liệt di căn xương
Chăm sóc định kỳ tại nha khoa giúp bảo vệ sức khỏe răng lợi
3. Những lợi ích cần thiết khi lấy cao răng định kỳ
Cao răng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề răng miệng của chúng ta. Do đó, việc lấy cao răng định kỳ mang lại nhiều lợi ích to lớn, nhất là trong việc phòng ngừa những vấn đề do cao răng hình thành và gây nên:
– Ngăn ngừa hôi miệng
– Tránh sự tiến triển của bệnh nha chu
– Phòng ngừa vấn đề sâu răng
– Cải thiện các vấn đề sức khỏe liên quan đến các cơ quan lân cận như xoang, họng, amidan,…
– Giảm chi phí nha khoa do lấy cao răng giúp hạn chế các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, dài ngày với chi phí cao.
Như vậy, nếu bạn đang cần tìm cho mình kem đánh răng tẩy cao răng thì lời khuyên là: không có kem đánh răng hay sản phẩm nào giúp tẩy cao răng tại nhà. Cao răng chỉ có thể được lấy bởi nha sĩ và các thiết bị chuyên dụng. Do đó, cần khám nha và lấy cao răng định kỳ để bảo đảm tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cần nhớ thực hiện vấn đề vệ sinh, chăm sóc răng hàng ngày đúng cách để luôn ngăn ngừa tình trạng mảng bám, cao răng hằng ngày.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.