Nhiều chị em gặp phải tình trạng đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối đều hết sức lo lắng. Mời chị em tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Bạn đang đọc: Khắc phục nhanh đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối
Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối
Đau xương mu có thể xuất hiện trong suốt thời gian mang thai. Có trường hợp thai phụ bị đau xương mu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa nhưng cũng có nhiều trường hợp bị đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:
Thai nhi quay đầu xuống để chuẩn bị chào đời
Vào những tuần cuối của thai kỳ, ngôi thai thuận, thai nhi bắt đầu xuống thấp hơn, cơ thể tiết ra một hóc môn relaxin, progesterone làm các khớp vùng khung chậu bắt đầu giãn nở nhiều hơn. Chính vì vậy mà mẹ bầu sẽ thấy mình dễ bị ê mỏi, đau, tức ở vùng khung chậu và xương mu.
Thai nhi quay đầu xuống để chuẩn bị chào đời cũng khiến mẹ bị đau xương mu
Mẹ thiếu canxi
Bên cạnh việc thai nhi đã quay đầu xuống thấp thì mẹ bầu đau xương mu ở tam cá nguyệt thứ 3 còn có thể do mẹ thiếu canxi. Việc thiếu canxi trong thời gian mang thai khá phổ biến ở các mẹ, điều này khiến khớp xương trở nên yếu và dễ bị nhức mỏi. Thai nhi quay đầu sẽ khiến những cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Nhiều trường hợp đau tới khi chuyển dạ.
Mẹ có tiền sử bị thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm
Nếu mẹ có tiền sử mắc hai bệnh này cũng dễ bị đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối. Khi cột sống phải gánh cơ thể quá nặng, dẫn tới tình trạng các khớp xương bị thoái hóa nghiêm trọng, làm cho nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu của cột sống. Điều này khiến mẹ bầu thường bị đau lưng và đau xương mu.
Mẹ đi lại, vận động quá nhiều
Những tuần thai cuối, thai nhi phát triển to và chuẩn bị chào đời, việc mẹ bầu vận động mạnh sẽ khiến vùng xương mu chịu áp lực cao sẽ gây đau. Ngoài ra, mẹ còn có thể cảm thấy đau ở háng, lưng, bẹn, hông. Vì thế mẹ nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại, vận động mạnh.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm giúp xương gãy nhanh liền
Mẹ bầu đi lại, vận động nhiều cũng gây đau nhức xương khớp
Triệu chứng thường gặp
Đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ thường được biểu hiện bằng tình trạng:
- Đau tại các khu vực như xương mu, xương hông, lưng, đáy xương chậu. Phía sau của chân có cảm giác nhức nhối, đau và nóng ran.
- Đau đầu gối và cơn đau lan dần tới mắt cá chân và bàn chân.
- Đau khi leo cầu thang, bước khỏi giường hoặc vặn người
- Cơn đau mạnh về đêm, cơn đau sẽ thường xuyên xuất hiện với cường độ cao.
- Nghe thấy âm thanh lách cách ở khu vực xương mu.
- Di chuyển khó khăn.
Cách khắc phục tình trạng đau xương mu 3 tháng cuối
Đau xương mu, đau lưng và xương khớp khi ở giai đoạn cuối thai kỳ mặc dù không nguy hiểm tới mẹ và bé nhưng ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì thế, mẹ bầu nên áp dụng các cách sau đây để giảm đau hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Cơ chế bệnh sinh của bệnh gout
Chị em cần chú ý vận động nhẹ nhàng, kết hợp ăn uống tẩm bổ để tăng cường sức khỏe, giảm đau xương khớp
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, uống nước nhiều hơn
- Bổ sung canxi để tốt cho xương khớp và phòng thiếu canxi ở thai nhi.
- Thường xuyên vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu, hoặc tập các tư thế yoga giúp cho thai phụ khỏe mạnh và dễ sinh nở.
- Hạn chế ngồi hay nằm tại chỗ, mà mẹ nên đi bộ nhiều hơn để giúp lưu thông máu. Tuy nhiên mẹ nên đi lại nhẹ nhàng, nếu thấy mệt cần nghỉ ngơi ngay để tránh đau nhức xương khớp, đau xương mu.
- Ngồi đúng tư thế để tránh được các cơn đau do vùng xương chậu bị chèn ép khi ngồi. Chân mẹ nên được giữ vuông góc sẽ khắc phục được cảm giác đau và ê buốt.
Mẹ bầu cần thăm khám, kiểm tra thai kỳ đều đặn đặc biệt là những tháng cuối. Lắng nghe cơ thể và nhập viện ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.