Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến ở nữ giới, thường xuất hiện ở những nước đang phát triển. Hiện nay, theo nghiên cứu và thống kê ở nhiều khu vực cho thấy hpv ung thư cổ tử cung có mối quan hệ liên quan đến nhau. Cùng tìm hiểu về virus hpv và bệnh ung thư cổ tử cung thông qua bài viết như sau:
Bạn đang đọc: Khái quát chung về hpv ung thư cổ tử cung
1. Khái quát chung về virus HPV
HPV hay Human Papilloma Virus là virus có DNA không có vỏ bọc có cùng loại nhóm với adenovirus hay parvovirus. Hiện nay có rất nhiều loại HPV được nghiên cứu ra trong đó những loại virus này có thể dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là mụn sinh dục hoặc ung thư cổ tử cung.
HPV được nghiên cứu có đến hơn 200 loại khác nhau, có khoảng 40 loại lây lan qua đường tình dục, kể cả khi bạn quan hệ bằng đường miệng, âm đạo hay hậu môn. Khi quan hệ với người nhiễm virus HPV, có nhiều khả năng đối tác sẽ bị lây nhiễm dù không có triệu chứng của bệnh.
HPV được nghiên cứu có đến hơn 200 loại khác nhau, có khoảng 40 loại lây lan qua đường tình dục, kể cả khi bạn quan hệ bằng đường miệng, âm đạo hay hậu môn.
Virus HPV lây qua đường tình dục có thể xảy ra ở phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi và giảm dần. Có nhiều trường hợp phụ nữ, đàn ông, đặc biệt là những người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này.
Đa số những người nhiễm virus HPV sẽ tự khỏi và không có ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe, trung bình thời gian để virus tự biến mất là khoảng 8 tháng hoặc lâu hơn là khoảng 2 năm. Tuy nhiên thời gian virus tự đào thải khi mắc virus HPV nguy cơ cao kéo dài hơn so với HPV nguy cơ thấp. Trường hợp virus không tự khỏi có thể dẫn tới bệnh ung thư.
2. Mối quan hệ giữa HPV và bệnh ung thư cổ tử cung
2.1 Tìm hiểu chung về mối quan hệ giữa HPV và ung thư cổ tử cung
Virus HPV có thể gây nên nhiều bệnh lý ung thư, đặc biệt là ở nữ giới: ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư miệng họng… và thường gặp nhất là ung thư cổ tử cung. Trong đó:
– Những loại HPV mang nguy cơ thấp gồm: 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 55, 61, 70, 72, 81 và CP6108 có liên quan tới u nhú đảo ngược ở cơ quan sinh dục và tổn thương nội mô vảy thấp.
– Những loại HPV mang nguy cơ ung thư cao gồm: 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68 liên quan tới tổn thương ở nội mô vảy cao và bệnh ung thư biểu mô xâm lấn.
Trong đó, hai type HPV mang nguy cơ cao nhất là HPV 16 và HPV 18, những loại khác có nguy cơ nhưng tỷ lệ chỉ vào khoảng 5% khi nhiễm phải virus HPV mà không tự khỏi.
Tìm hiểu thêm: Những tai biến sản khoa thường gặp
Hai type HPV mang nguy cơ các loại bệnh ung thư nữ giới cao nhất là HPV 16 và HPV 18
Ung thư cổ tử cung thường có thời gian ủ bệnh kéo dài, trung bình là khoảng từ 10-15 năm trước khi bệnh khởi phát. Trong thời gian này, đa số sẽ không có biểu hiện trên cơ thể tuy nhiên có thể phát hiện sớm thông qua xét nghiệm, sàng lọc và có thể điều trị từ những giai đoạn sớm.
Những yếu tố nguy cơ khiến HPV thuận lợi phát triển thành bệnh ung thư nguy hiểm bao gồm: sinh nhiều con, sinh con khi tuổi con trẻ, giao hợp sớm, quan hệ với nhiều người, hút thuốc lá…
2.2 Sự phát triển của HPV và ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư cổ tử cung biểu mô là do nhiễm trùng kéo dài hoặc nhiễm trùng với một hay nhiều chủng HPV ở nhóm virus có nguy cơ cao kể trên dẫn tới ung thư.
Có khoảng 70% ung thư cổ tử cung được phát hiện hình thành từ type 16 và 18 virus HPV. Những chủng khác như HPV31, 33, 45, và 58 cũng có tỷ lệ gây ung thư nhất định nhưng tỷ lệ thấp hơn.
Nguy cơ thấp nhất tiến triển từ HPV thành ung thư là HPV6 và HPV11, hai thể này không liên quan tới ung thư mà chỉ gây ra mụn cóc sinh dục. Những yếu tố nguy cơ đối với nữ giới là từ đời sống tình dục không an toàn và tình trạng sinh đẻ do đó tỷ lệ mắc HPV dẫn tới ung thư cổ tử cung cao thường gặp nhất ở giới trẻ dưới 25 tuổi. Tỷ lệ này có thể giảm dần khi độ tuổi tăng lên.
2.3 Phòng ngừa sớm virus HPV và bệnh ung thư cổ tử cung thế nào?
Tiêm phòng từ sớm vắc xin HPV là phương pháp hiệu quả để người bệnh bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của HPV từ nguy cơ thấp đến nguy cơ cao hay cũng chính là ngăn chặn nguy cơ ung thư, tiền ung thư.
Theo WHO khuyến cáo, độ tuổi lý tưởng để tiêm vắc xin HPV là:
– Ở trẻ em, nam nữ từ 11- 12 tuổi
– Nam nữ từ 9 – 25 tuổi
>>>>>Xem thêm: Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu?
Tiêm phòng sớm viêm gan B và viêm gan C giúp ngăn chặn nguy cơ bệnh ung thư nguy hiểm
– Nên tiêm khi chưa quan hệ tình dục, chưa sinh con.
Tuy vắc xin HPV không khuyến cáo đối với độ tuổi từ 27 – 45 tuy nhiên bạn vẫn có thể tiêm nếu như bác sĩ có chỉ định.
2.4 Cách để phát hiện virus HPV và ung thư cổ tử cung
Hiện nay, xét nghiệm PAP là phương pháp để phát hiện những tổn thương nghi ngờ ung thư cổ tử cung hoặc tình trạng ung thư cổ tử cung. Phương pháp này cũng đánh giá người bệnh có mắc phải HPV hay không đồng thời đánh giá được tình trạng mô học hiện tại của cổ tử cung. Thông qua đó, đánh giá khối u cổ tử cung ác tính hay lành tính.
Xét nghiệm này có thể đánh giá được người bệnh có nhiễm HPV hay chưa nhưng không đánh giá được tiền sử nhiễm HPV của người bệnh và tình trạng này có tính là tiền ung thư hay không từ đó có hướng xử lý sớm.
Xét nghiệm HPV kết hợp với xét nghiệm PAP là lựa chọn để bác sĩ sàng lọc những nghi ngờ ung thư cổ tử cung và theo dõi tình trạng bệnh ung thư. Hiện nay, việc phát hiện và điều trị ung thư cổ tử cung đã phát triển với nhiều công cụ sàng lọc, tuy nhiên người bệnh vẫn nên chủ động phòng ngừa và điều trị sớm bệnh thông qua thăm khám ở các cơ sở y tế.
Trên đây là những thông tin cần biết về hpv ung thư cổ tử cung, mỗi người đặc biệt là các chị em phụ nữ trẻ tuổi cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng sớm virus viêm gan và đời sống tình dục an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.