Khái quát chung về nguyên nhân ung thư hạch

Nhiều năm trở lại đây tình trạng ung thư hạch tăng rõ rệt, tuy nhiên những triệu chứng thường không rõ ràng và người bệnh chủ quan dẫn tới phát hiện trong giai đoạn muộn. Bài viết dưới đây sẽ khái quát nguyên nhân ung thư hạch và dấu hiệu của những triệu chứng bệnh từ sớm để bạn có kiến thức chủ động phòng ngừa. 

Bạn đang đọc: Khái quát chung về nguyên nhân ung thư hạch

1. Tìm hiểu sơ lược về bệnh ung thư hạch

Ung thư hạch là sự hình thành và phát triển khối u tại các mô hạch bạch huyết mà cơ thể không kiểm soát được, từ đó dẫn tới khối u và cản trở sự vận hành của hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.

Khối u hạch thường không đau, ngứa hay có biểu hiện gì nhưng nếu để kéo dài có thể mang lại hậu quả khó lường. Những dấu hiệu của bệnh ung thư hạch có thể kể đến như:

– Cơ thể nổi hạch, đặc biệt ở nách, bẹn, cổ với số lượng ít hoặc nhiều. Hạch sẽ sưng to dần và nhẵn nhụi, tuy nhiên sẽ không đau.

– Cân nặng sút mà không hiểu lý do

– Xuất hiện những cơn sốt kéo dài thường xuyên

Khái quát chung về nguyên nhân ung thư hạch

Người bệnh ung thư có thể sốt cao mà không rõ nguyên nhân

– Mệt mỏi, đuối sức, cơ thể suy kiệt

– Bị khó thở, đau ngực hoặc thường xuyên ho

– Bụng bị phình to hoặc cảm giác đau bất thường

– Đêm xuất hiện nhiều mồ hôi mà không phải do thời tiết

– Tuyến bạch huyết bị sưng to

– Ăn uống kém, khẩu vị kém

– Làn da có những triệu chứng như dị ứng: nổi ban đỏ, mưng mủ, mọc mụn nước… Đặc biệt là ở những giai đoạn cuối khi hệ thống miễn dịch giảm.

Những triruj chứng này có thể không chuyên biệt nhưng rất nguy hiểm, nếu chúng kéo dài trên 2 tuần thì cần tiến hành thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân hình thành bệnh ung thư hạch

2.1 Tìm hiểu sơ lược về nguyên nhân ung thư hạch hình thành

Nguyên nhân ung thư hạch hiện nay vẫn chưa rõ ràng, đa số được lý giải rằng có sự biến đổi về gen. Tuy nhiên, ung thư hạch cũng có thể hình thành do những nhiễm sắc thể bị liên kết bất thường.

Những liên kết này của nhiễm sắc thể sẽ sản sinh ra nhiều tế bào bạch huyết tự ghép khiến những tế bào bạch tuyết tăng vọt mà cơ thể khó có thể kiểm soát được. Dần dần dẫn tới hình thành tế bào ung thư ác tính.

Tìm hiểu thêm: Mang thai có xăm môi được không?

Khái quát chung về nguyên nhân ung thư hạch

Để kiểm soát sớm nguyên nhân gây bệnh, bạn hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế

Đa số bệnh nhân ung thư hạch sẽ có hiện tượng thiếu hụt tế bào Kinaza tự ghép, và xuất hiện microRNA-155 thế vào những tế bào mất đi. MicroRNA-155 là tác nhân khiến tế bào ung thư trong hạch bạch huyết phát triển do đó cần kiểm soát tốt hàm lượng chất này trong máu và phòng ngừa những bệnh huyết học.

2.2 Những nguyên nhân hình thành ung thư hạch khác

Bên cạnh vấn đề về gen thì những yếu tố sau đây cũng góp phần hình thành bệnh ung thư nguy hiểm này:

Yếu tố gia đình

Chưa có kết luận cụ thể về yếu tố này nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy nếu gia đình bạn có người thân mắc ung thư hạch thì tỷ lệ bạn mắc phải sẽ cao hơn so với người bình thường.

Yếu tố môi trường sống

Đối với đại đa số bệnh ung thư, môi trường ô nhiễm là một nguyên nhân trực tiếp bởi nếu sống ở điều kiện môi trường kém(ô nhiễm, nhiều chất hóa học, nước bẩn…) tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Một số nghề nghiệp tiếp xúc với nhiều hóa chất cũng sẽ có nguy cơ cao hơn: công nhân nhuộm vải, làm việc trong nhà máy hóa chất, nhà máy linh kiện, thợ tóc…

Yếu tố chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế bệnh tật. Tuy nhiên nếu chất lượng bữa ăn không đảm bảo có thể tăng nguy cơ mắc bệnh, sức khỏe yếu, thậm chí mắc ung thư.

Những thực phẩm khiến nguy cơ bệnh cao hơn bao gồm: món nướng, đồ đông lạnh, đồ chiên dầu, đồ ẩm mốc…

Khái quát chung về nguyên nhân ung thư hạch

>>>>>Xem thêm: Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả

Ăn nhiều thực phẩm ẩm mốc có thể làm tăng nguy cơ bệnh ung thư

Chế độ ăn uống thiếu khoa học không chỉ tăng nguy cơ ung thư hạch mà còn có nguy cơ dẫn tới ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư thanh quản… Đây đều là những bệnh lý ung thư tiêu hóa nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng.

Yếu tố tác nhân khác

Những tác nhân gây ung thư có thể kể đến gồm: thuốc trừ sâu thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột, benzen… khiến cấu trúc DNA thay đổi và tạo ra nhiều tế bào ác tính ảnh hưởng tới sức khỏe.

Qua những nguyên nhân hình thành ung thư hạch nói trên, người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa sớm thông qua lối sống khoa học, bỏ thói quen xấu và ăn uống hợp lý.

3. Khả năng chữa khỏi ung thư hạch thế nào?

Có rất nhiều bệnh nhân quan tâm tới tiên lượng và khả năng sống của ung thư hạch. Khó có thể đánh giá bệnh có chữa khỏi hoàn toàn không và thời gian sống thế nào. Tiên lượng này được bác sĩ đánh giá qua nhiều yếu tố: loại ung thư, giai đoạn ung thư, hoạt động cơ thể…

Trong giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ dễ dàng và xác suất thành công cao hơn với: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, đông y… kết hợp với nhau. Sau điều trị, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng đông y để tăng cường miễn dịch và giảm tác dụng phụ. Tỷ lệ điều trị thành công là khoảng 80% trong giai đoạn này.

Tuy nhiên bạn cũng lưu ý theo dõi sức khỏe và khám lại định kỳ đồng thời xây dựng lối sống phù hợp theo khuyến cáo của chuyên gia.

Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn muộn thì khả năng điều trị thành công không cao. Những biện pháp điều trị trong giai đoạn đầu thường không hiệu quả vì khối u đã lớn nên sức khỏe người bệnh nhanh suy yếu. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp chuyên biệt theo từng tình trạng bệnh và sức khỏe người bệnh.

Trên đây là những thông tin quan trọng về nguyên nhân ung thư hạch, dấu hiệu của bệnh và tiên lượng bệnh. Để phòng ngừa sớm nguy cơ, bạn hãy thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên và thực hiện tầm soát nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao. Đồng thời, khi phát hiện bệnh bạn cũng không nên nản lòng mà hãy tìm kiếm và lựa chọn cơ sở y tế phù hợp để thăm khám và điều trị với chuyên gia.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *