Khái quát về dị ứng

Dị ứng nhẹ chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa, chảy nước mũi, phát ban. Tuy nhiên có những trường hợp dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Do đó tìm hiểu những thông tin cơ bản về dị ứng là rất cần thiết, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc. 

Bạn đang đọc: Khái quát về dị ứng

Dị ứng là gì?

Dị ứng là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với chất lạ. Gọi là quá mức vì chất lạ này đều được cơ thể nhận biết và vô hại với những ai không bị dị ứng.

Những chất nào có khả năng gây dị ứng?

Khái quát về dị ứng

Các chất bình thường ít gây hại như phấn hoa, bụi nhà… có thể gây dị ứng ở nhiều người.

Dị ứng có thể do các chất bình thường ít gây hại như bụi nhà, phấn hoa, lông động vật, lông súc vật, nấm mốc, thức ăn, thuốc, hóa chất, nọc côn trùng… (còn được gọi là các dị nguyên).

Dị ứng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào?

Dị ứng có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi, thậm chí khi còn trong bụng mẹ. Dị ứng có thể xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể gia tăng và biểu hiện thành triệu chứng vào thời kỳ đầu của độ tuổi trưởng thành. Hen phế quản (hen suyễn) có thể tồn tại dai dẳng ở người lớn trong khi các dị ứng về mũi có xu hưởng giảm ở tuổi già.

Nếu cả bố và mẹ đều bị dị ứng thì sinh ra con cái cũng sẽ bị dị ứng?

Khái quát về dị ứng

Các nghiên cứu cho thấy, cơ địa dị ứng có tính chất di truyền rõ rệt, nếu cả bố và mẹ đều có cơ địa dị ứng thì các con của họ sẽ có 75% nguy cơ bị dị ứng.

Các nghiên cứu cho thấy, cơ địa dị ứng có tính chất di truyền rõ rệt, nếu cả bố và mẹ đều có cơ địa dị ứng thì các con của họ sẽ có 75% nguy cơ bị dị ứng. Nguy cơ này giảm xuống 50% nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị dị ứng và 15% nếu cả bố và mẹ đều không bị dị ứng. 70% anh em sinh đôi cùng trứng có mắc các bệnh dị ứng giống nhau, trong khi sinh đôi khác trứng chỉ là 40%.
Sự khác biệt giữa dị ứng và không dung nạp là gì?
Dị ứng là một phản ứng cấp tính có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, da phát ban và sưng, có liên quan tới hệ thống miễn dịch. Dị ứng trong một số trường hợp có thể gây đe dọa tính mạng. Không dung nạp là một phản ứng không gây nguy hiểm cho tính mạng, các triệu chứng thường xuất hiện từ từ và không liên quan tới hệ miễn dịch. Phản ứng không dung nạp có thể gây ra các triệu chứng như hắt hơi khi tiếp xúc với nước hoa, tiêu chảy do không dung nạp dầu cá hoặc đánh trống ngực do uống cà phê. Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không tiêu hóa được lactose, chất chính trong sữa.
Bị dị ứng với lạc đồng nghĩa với sẽ bị dị ứng với các loại hạt cây khác?

Tìm hiểu thêm: Bệnh nhiễm trùng máu và 4 thông tin bạn cần lưu ý

Khái quát về dị ứng

Lạc không liên quan tới hạt cây mà có họ hàng với các loại đậu.

Lạc không liên quan tới hạt cây mà có họ hàng với các loại đậu. Do đó một người bị dị ứng với lạc vẫn có thể ăn các loại hạt cây quả óc chó, hạnh nhân, quả hồ đào, hạt điều hoặc các loại hạt khác miễn là không liên quan đến lạc. Tuy nhiên protein được tìm thấy trong lạc cũng tương tự như ở trong các loại hạt cây, do đó rất nhiều người bị dị ứng với cả lạc và các loại hạt cây.
Dị ứng được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Để chẩn đoán chứng dị ứng, người ta phải thực hiện các thử nghiệm trên da để xem mức độ phản ứng với các chất gây dị ứng hoặc phân tích máu kiểm sự hiện diện và nồng độ của kháng thể IgE. Điều trị dị ứng bao gồm tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, sử dụng các thuốc chống dị ứng, steroid (thuốc kháng viêm) hoặc các loại thuốc khác.
Dị ứng có thể chữa khỏi được không?

Khái quát về dị ứng

>>>>>Xem thêm: 5 đối tượng được miễn hoàn toàn viện phí

Dị ứng không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn có thể điều trị và kiểm soát các triệu chứng bằng cách tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc sử dụng thuốc.

Dị ứng không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn có thể điều trị và kiểm soát các triệu chứng. Trước hết cần tránh tiếp xúc với các chất có thể dẫn tới phản ứng dị ứng, ví dụ ở trong nhà vào những ngày có nhiều phấn hoa… Thuốc dị ứng giúp giảm đáng kể các triệu chứng gây khó chịu của dị ứng và cũng góp phần làm giảm độ nhạy cảm của cơ thể dẫn tới dị ứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *