Khám phụ khoa khi nào? Quy trình khám bệnh phụ khoa như thế nào? Đây luôn là những thắc mắc, băn khoăn của các chị em lần đầu đi khám. Vì vậy, để giúp chị em hiểu rõ hơn về việc khám sản phụ khoa, bài viết này sẽ đưa đến những thông tin chi tiết nhất.
Bạn đang đọc: Khám bệnh phụ khoa như thế nào và khi nào nên khám
1. Nữ giới hay gặp bệnh phụ khoa nào?
Hầu hết các chị em phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Nhất là những chị em nào từng quan hệ tình dục và trải qua sinh nở thì nguy cơ mắc càng cao.
Hiện nay, đa số các chị em thường gặp một số bệnh lý phụ khoa sau:
– Viêm âm đạo
– Viêm lộ tuyến tử cung
– Viêm tắc vòi trứng
– Viêm nội mạc tử cung
– U xơ tử cung
Nguyên nhân gây ra bệnh phụ khoa là do sự xâm nhập của một số loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng vào môi trường âm đạo. Từ đó vùng kín bị viêm nhiễm dẫn tới bệnh. Điều kiện để tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus tấn công chính là thói quen, lối sống sai cách của các chị em:
– Vệ sinh vùng kín sai cách.
– Quan hệ tình dục thiếu an toàn.
– Chế độ ăn uống thiếu hoặc mất cân bằng chất dinh dưỡng
– Từng nạo phá thai nhiều lần hoặc nạo phá thai ở cơ sở không uy tín.
– Căng thẳng, áp lực thường xuyên dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố, hormone sinh dục không ổn định.
Hơn 90% phụ nữ đều mắc bệnh phụ khoa không phân biệt độ tuổi
2. Khám bệnh phụ khoa như thế nào
Để trả lời đầy đủ nhất việc khám bệnh phụ khoa như thế nào, bài viết sẽ phân tách thành:
– Các khu vực trong khám phụ khoa
– Quy trình khám bệnh phụ khoa
2.1. Khám bệnh phụ khoa tại các khu vực nào
Khám phụ khoa là hình thức thăm khám, kiểm tra các vấn đề bất thường ở bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Qua thăm khám, chị em có thể hiểu rõ được tình trạng sức khỏe của mình, phát hiện sớm những vấn đề bất thường ở vùng kín. Từ đó kịp thời tiếp nhận phác đồ điều trị phù hợp với vấn đề sức khỏe đang gặp phải.
Khi đi khám sản phụ khoa, chị em phụ nữ sẽ được bác sĩ sản phụ khoa thực hiện kiểm tra lâm sàng toàn bộ hệ thống cơ quan sinh sản:
– Khám bên ngoài bộ phận sinh dục
– Khám âm đạo, âm hộ cho đến cổ tử cung
– Kiểm tra buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng,…
Bác sĩ thăm khám có thể khám bằng tay kiểm tra âm đạo hoặc sử dụng dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng như mỏ vịt hoặc máy nội soi,…
Tuy nhiên, với từng trường hợp mà chị em sẽ được thăm khám bằng cách khác nhau. Nếu bạn đã từng quan hệ tình dục thì bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ hỗ trợ như mỏ vịt để kiểm tra. Còn nếu bạn chưa quan hệ tình dục thì bác sĩ sẽ chỉ kiểm tra bên ngoài.
Bác sĩ kiểm tra bên ngoài và bên trong bộ phận sinh dục nữ giới
2.2. Các bước khám phụ khoa
Quy trình khám bệnh phụ khoa như thế nào? Dưới đây là 5 bước trong quy trình khám phụ khoa:
– Bước 1: Khám tổng quát, khai thác thông tin
Tại bước này, bạn sẽ được thăm khám trực tiếp với bác sĩ sản phụ khoa. Bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin, tiền sử bệnh lý hoặc các dấu hiệu bất thường hay gặp gần đây.
– Bước 2: Kiểm tra phía bên ngoài của bộ phận sinh dục
Bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ bên ngoài của vùng kín bao gồm: môi lớn, môi bé, tầng sinh môn, niêm mạc,… Bước khám này nhằm xem xét có xuất hiện vấn đề bất thường nào không
– Bước 3: Kiểm tra phía bên trong của bộ phận sinh dục
Bác sĩ tiếp tục kiểm tra bên trong âm đạo. Nếu bạn đã từng quan hệ tình dục thì bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để kiểm tra kỹ hơn.
– Bước 4: Thực hiện các xét nghiệm cần thiết, kiểm tra chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu
Sau khi kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm dịch âm đạo. Bên cạnh đó, tùy vào mức độ nghi ngờ bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm siêu âm tử cung, buồng trứng.
– Bước 5: Đọc kết quả
Từ những kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Nếu bạn đang phải gặp vấn đề phụ khoa nào thì sẽ được tiếp nhận phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời cũng sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả nhất.
Tìm hiểu thêm: Gói khám sức khỏe tổng quát nên áp dụng cho đối tượng nào?
3. Khi nào nên đi khám phụ khoa
Bạn nên đi khám phụ khoa ngay khi bắt gặp các triệu chứng bất thường xảy ra ở cơ thể:
– Đau âm ỉ vùng bụng dưới, kéo dài nhiều ngày không hết
– Rối loạn kinh nguyệt kéo dài
– Xuất hiện nhiều khí hư có đặc điểm bất thường
– Chảy máu âm đạo dù không trong thời gian kinh nguyệt
– Luôn cảm giác đau rát và ngứa ngáy ở vùng kín
– Xung quanh vùng kín xuất hiện nhiều nốt mụn lạ
– Luôn bị tiểu buốt, tiểu rắt
Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng nên chủ động khám phụ khoa:
– Trước khi kết hôn, mang thai
– Sau khi quan hệ tình dục nhưng bị đau rát
– Định kỳ 1-2 lần/năm
>>>>>Xem thêm: Tại sao phải khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên nhà ăn?
Chị em nên chủ động khám phụ khoa hàng năm để bảo vệ sức khỏe của mình
Một trong những lưu ý khi đi khám bệnh phụ khoa là lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng. Nếu bạn đang chưa tìm được địa chỉ nào thì hãy tham khảo Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI. Tại đây bạn sẽ được trải nghiệm gói khám các bệnh lý phụ khoa đầy đủ danh mục thiết yếu, hệ thống thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao,…
Trên đây là thông tin giải đáp quy trình khám bệnh phụ khoa như thế nào. Hy vọng bạn sẽ bớt lo lắng, sợ hãi trước khi đi khám phụ khoa nhé
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.