Bệnh quai bị lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cơ chế gây bệnh, đặc điểm lâm sàng, cách phòng tránh và khám bệnh quai bị ở đâu luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc: Khám bệnh quai bị ở đâu? địa chỉ nào uy tín nhất
Bệnh quai bị gặp ở nhiều lứa tuổi.
Cơ chế gây bệnh
Quai bị là căn bệnh có trên toàn thế giới, lứa tuổi hay gặp nhất là vị thành niên, chỉ số ít người lớn mắc bệnh. Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi…
Đặc điểm lâm sàng
Bệnh thường phát vào mùa xuân nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 4 và 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ. Khả năng mắc bệnh của nam cao hơn nữ. Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Tiếp theo, tuyến mang tai sưng to dần trong 3 ngày rồi giảm sưng dần trong 1 tuần. Tuyến mang tai có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường đến má. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt. Đây cũng là căn bệnh gây miễn dịch bền vững, đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2.
Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe cho học sinh và những vấn đề phụ huynh cần biết
Khi bị bệnh quai bi, người bệnh thường kèm theo sốt.
Điều trị
Với bệnh nhân quai bị cần cách ly 2 tuần kể từ khi phát hiện ra bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol. Với trường hợp bị viêm tinh hoàn cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu tránh vận động. Phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều.
Phòng tránh
Để không có biến chứng quai bị thì biện pháp tiêm vacxin kháng thể là tốt nhất. Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 – 7 tuần. Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị. Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.
>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu nên khám gì? triệu chứng đau nửa đầu
Bênh viện Thu Cúc – nơi trả lời cho bạn câu hỏi khám bệnh quai bị ở đâu. (Ảnh minh họa)
Được trang bị hệ thống máy móc thiết bị y tế hiện đại cũng như đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề; dịch vụ y tế chất lượng cao trong môi trường bệnh viện – khách sạn, Bệnh viện Thu Cúc đã và đang là địa chỉ khám và chữa bệnh quai bị uy tín được đông đảo bệnh nhân tìm đến. Đây là câu trả lời thông minh cho câu hỏi khám bệnh quai bị ở đâu tốt nhất cho nhiều người bệnh.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Email: contact@thucuchospital.vn
Liên hệ khám chữa bệnh: 1900 55 88 92
Hotline: 0936 388 288
Liên hệ công việc: 0243.728.6699
Website: www.benhvienthucuc.vn
Cấp cứu 24/24 : 043 759 2732
Giờ làm việc: 8:00 đến 17: 00 – Tất cả các ngày trong tuần