Khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa

Khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán nhanh chóng, đánh giá chính xác tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Vậy, khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa gồm những gì và khi nào cần thực hiện? Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Bạn đang đọc: Khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa

1. Vì sao cần khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa?

Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội, ngoại khoa thường gặp, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu như không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời đúng cách. Khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa là một trong những nội dung thăm khám giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh chóng, chính xác tình trạng xuất huyết tiêu hóa để có biện pháp xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa

Khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa là một trong những nội dung thăm khám giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh chóng, chính xác tình trạng xuất huyết tiêu hóa để có biện pháp xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

2. Khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa gồm những gì?

Các nội dung khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa gồm:

  • Khai thác tiền sử của bệnh nhân:

-Bác sĩ hỏi bệnh: Lý do đi khám là gì? Vấn đề sức khỏe đang gặp phải là gì? Có tiền sử bệnh đường tiêu hóa nào không? Các triệu chứng đang gặp phải cụ thể như thể nào, kéo dài trong bao lâu rồi? Ăn uống như thế nào? Hiện đang làm công việc gì? Điều kiện sống và sinh hoạt ra làm sao? Vấn đề đại tiện có gặp vấn đề gì bất thường không?…

  • Khám bụng bệnh nhân:

-Bác sĩ sẽ dùng tay để khám bụng bệnh nhân, ấn vào vùng thượng vị xem người bệnh có phản ứng đau tức hay không; khám trực tràng để xem có phân đen hay không; kiểm tra thành bụng để xác định khối u hay polyp…

Tìm hiểu thêm: Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em

Khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa

Khám bụng là một trong những nội dung khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa không thể thiếu.

-Bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp để xác định tình trạng huyết áp của người bệnh.

  • Đặt sonde (ống thông) dạ dày:

-Thao tác này nhằm khẳng định có xuất huyết ở đường tiêu hóa trên hay không có, đồng thời giúp làm sạch dạ dày chuẩn bị cho nội soi và theo dõi mức độ chảy máu. Thường những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, kết quả đặt sonde cho thấy có máu đen.

-Bác sĩ sẽ tiến hành đo nhiệt độ cơ thể để xác định mức độ thân nhiệt có sốt hay không sốt.

-Khám tai mũi họng, răng hàm mặt để phân biệt nguyên nhân nôn ra máu, tránh nhầm lẫn với các nguyên nhân khác.

  • Đánh giá các triệu chứng toàn thân của người bệnh:

-Mức độ mất máu: Mất máu nhẹ, người bệnh sẽ có các biểu hiện như toàn trạng ít thay đổi, mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường (M100mmHg); mất máu vừa, người bệnh sẽ có dậu hiệu ban đầu của shock mất máu, tinh thần hoảng hốt, mạch nhanh, huyết áp giảm (M100-120l/p, HA 80 -100 mmHg); mất máu nặng, người bệnh có biểu hiện shock mất máu rất rõ ràng, vật vã, li bì, xa xanh, niêm mạch nhợt nhạt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, thiếu niệu hoặc vô niệu…

Khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa

>>>>>Xem thêm: Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Thu Cúc đang khám và điều trị nhiều bệnh ký đường tiêu hóa khác nhau, trong đó có xuất huyết tiêu hóa.

3. Các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa

Các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa thường khá điển hình và rõ nét. Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ có những triệu chứng dưới đây:

-Nôn ra máu: Đây là triệu chứng thường gặp trong xuất huyết tiêu hóa, người bệnh có thể nôn ra máu tươi, máu cục có màu nâu sẫm hoặc máu đen.

-Đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu: Người bệnh đi ngoài phân đen như bã cà phê, nhão, mùi khắm thối. Bên cạnh đó, phân có thể có lẫn máu.

-Đau bụng dữ dội: Người bệnh bị đau dữ dội vùng thượng vị, đau trước hoặc cùng lúc với nôn ra máu.

-Nóng rát vùng trên rốn.

-Chướng bụng, ăn không có cảm giác ngon miệng, mệt mỏi, da xanh tái, sút cân, nôn và buồn nôn, chân tay lạnh, vã mồ hôi, li bì, vật vã…

Để chấn đoán chính xác, đánh giá đúng tình trạng xuất huyết tiêu hóa, người bệnh cần được khám thêm cận lâm sàng như X-quang bụng, nội soi, xét nghiệm máu…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *