Thuốc chữa viêm lợi tụt lợi được kê cho bệnh nhân sử dụng tại nhà nhằm điều trị bệnh lý viêm lợi với các triệu chứng điển hình gây nên. Bên cạnh đó, cần kết hợp các phương pháp điều trị nha khoa nhằm giải quyết triệt để tình trạng viêm chân răng, viêm nướu lợi này.
Bạn đang đọc: Khám phá các thuốc chữa viêm lợi tụt lợi
1. Tìm hiểu về bệnh viêm lợi tụt lợi
1.1. Triệu chứng viêm lợi
Viêm lợi là một trong những bệnh lý răng miệng rất phổ biến và có thể gặp phải ở bất cứ lứa tuổi nào. Viêm lợi tụt lợi cho thấy tình trạng bệnh lý đã được hình thành từ lâu, nhưng chưa được điều trị phù hợp. Bên cạnh tụt lợi, khiến tổ chức chân răng lỏng lẻo thì viêm lợi còn có những triệu chứng khác như:
– Lợi có biểu hiện đỏ, và thông thường, lợi càng sẫm màu càng báo hiệu tình trạng viêm nghiêm trọng.
– Tình trạng sưng to, phì đại lợi.
– Vấn đề mảng bám và cao răng rõ rệt ở khu vực viêm nhiễm.
– Mùi hôi từ miệng.
– Chảy máu lợi khi ăn uống, khi đánh răng, và có thể chảy máu khi chép miệng hoặc chảy máu chân răng không kiểm soát.
Sưng lợi, mảng bám, hôi miệng và chảy máu chân răng có thể báo hiệu viêm lợi
1.2. Những hậu quả và biến chứng từ bệnh viêm lợi tụt lợi
Tình trạng viêm lợi được cho là không trực tiếp gây ra những vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Ngoài ra, nếu không được điều trị triệt để, bệnh viêm lợi có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng lâu dài và vĩnh viễn cho tình trạng răng.
Một số hậu quả do viêm lợi tụt lợi như:
– Ảnh hưởng thẩm mỹ: dáng răng dài hơn, kẽ hở giữa 2 răng rõ ràng
– Dễ bị các bệnh viêm nhiễm liên quan đến răng.
– Tiêu xương ổ răng
– Răng yếu, mất răng
– Khó khăn trong ăn uống, ảnh hưởng đến thể trạng và cuộc sống.
Viêm lợi tụt lợi cần được điều trị sớm để có thể phục hồi sức khỏe răng miệng sớm, tránh để tình trạng viêm nhiễm lan rộng và nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
2. Các thuốc dùng để chữa viêm lợi, tụt lợi
Tùy theo từng mức độ viêm lợi, tụt lợi mà việc điều trị có thể có những chỉ định khác nhau.
2.1. Khi bệnh viêm lợi tụt lợi ở mức độ nhẹ
Nếu tình trạng viêm lợi chưa nghiêm trọng, mức độ tụt lợi không quá rõ ràng và vẫn ở mức độ nhẹ, chân răng chưa lộ ra nhiều, răng và nướu vẫn chắc chắn, bệnh nhân sẽ được chỉ định với những cách điều trị nhẹ nhàng. Khi đó, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ vệ sinh lấy sạch cao răng và vệ sinh khoang miệng cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, gel ngậm Flour và thuốc trị viêm lợi là những chỉ định phù hợp cho răng miệng lúc này.
Lưu ý: Cần kết hợp việc sử dụng thuốc với việc vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải phù hợp, chỉ nha khoa và nước súc miệng. Sau thời gian điều trị, nên tái khám để kiểm soát bệnh lý và phòng bệnh hoàn toàn.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc vấn đề bọc răng sứ có giá bao nhiêu
Sử dụng thuốc chữa viêm lợi tụt lợi cần kết hợp việc vệ sinh răng miệng đúng cách
2.2. Khi bệnh viêm lợi tụt lợi nghiêm trọng
Trong trường hợp bệnh viêm lợi nặng nề với tình trạng sưng viêm đau buốt và lợi bị tụt khoảng lớn rõ ràng, người bệnh có thể được chỉ định nạo túi nha chu, khâu lợi tại các vị trí gốc răng, ghép mô bù đắp phần lợi đã bị tụt, hoặc phẫu thuật dùng màng nhân tạo kết hợp vạt tại chỗ.
Nhổ răng, thay tăng cũng là một trong những giải pháp cần thiết khi viêm lợi tụt lợi khiến răng lung lay và không đứng vững trên hàm. Phương pháp này kết hợp với việc làm sạch ổ viêm, trồng răng giả, cần sử dụng các thuốc chống viêm phù hợp trong và sau quá trình thực hiện thủ thuật.
3. Phòng ngừa đúng cách và hiệu quả với bệnh viêm lợi tụt lợi
Vấn đề mảng bám là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm lợi, tụt lợi. Chính vì thế, cách phòng ngừa bệnh cần thiết nhất chính là xây dựng kế hoạch vệ sinh răng miệng hiệu quả, đúng cách. Cũng cần nhớ rằng, việc vệ sinh răng miệng cần thực hiện hằng ngày và trở thành thói quen với mỗi chúng ta. Hãy lưu ý những điều sau để làm sạch răng miệng, phòng tránh bệnh viêm nhiễm răng lợi hiệu quả:
3.1. Đánh răng đúng cách
Đánh răng với bàn chải đánh răng có đầu cọ mảnh, mềm mại. Điều này không chỉ giúp vệ sinh các ngóc ngách răng cặn kẽ hơn, mà còn tránh những tổn thương cho nướu lợi. Khi đánh răng, cần chải dọc hoặc xoay tròn đầu chải răng để tránh ảnh hưởng đến nướu cũng như giúp hiệu quả làm sạch mảng bám tốt hơn.
Nên đánh răng hằng ngày đều đặn 2 lần và đặc biệt, cần đánh răng trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, cần chú ý không nên đánh răng ngay sau khi ăn bởi điều này sẽ làm tổn thương răng nhiều hơn. Cần cách ít nhất 30 phút sau ăn nếu bạn có dự định đánh răng.
3.2. Chỉ nha khoa, nước súc miệng, chải lưỡi – Các đồ dùng cần thiết trong vệ sinh răng miệng
Khi đánh răng, cần kết hơp chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn có hại cũng như các thành phần thức ăn còn lại trên lưỡi. Bên cạnh đó, chỉ nha khoa và nước súc miệng sẽ giúp loại bỏ thức ăn thừa trong khoang miệng, nhất là ở các bị trí kẽ răng khi bị tụt lợi. Những vật dụng này cũng giúp hạn chế tình trạng mùi hôi khoang miệng khi bị viêm lợi.
Chú ý rằng, chúng ta nên dùng chỉ nha khoa chứ không phải các loại tăm tre. Bên cạnh đó, cần chờ tối thiểu 30 phút, không nên ăn ngay sau khi súc miệng.
3.3. Chăm sóc răng và lấy cao răng định kỳ
Khám răng định kỳ là một trong những chuẩn bị và phòng ngừa quan trọng với các bệnh lý răng miệng cũng như bệnh viêm lợi nói riêng. KHi thăm khám định kỳ, các nha sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của răng miệng, cảnh báo kịp thời các nguy cơ bệnh lý có thể xảy đến cũng như đưa ra phương pháp chăm sóc răng phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Ung thư tuyến giáp có sinh con được không?
Khám nha khoa định kỳ để chăm sóc sức khỏe và ngăn ngừa tình trạng viêm lợi
Bên cạnh đó, việc lấy cao răng định kỳ với những dụng cụ chuyên sâu sẽ giúp loai bỏ hiệu quả vấn đề mảng bám, giải quyết và hạn chế nguy cơ viêm nướu lợi cũng như tình trạng tụt lợi của bệnh nhân.
Trong quá trình thăm khám răng, nếu nha sĩ phát hiện ra tình trạng bệnh lý và cần dùng đến các thuốc chữa viêm lợi tụt lợi của bạn, các thuốc này cùng phác đồ điều trị cụ thể sẽ được xem xét. Ngoài ra, đừng quên việc tự chăm sóc vệ sinh răng miệng để phòng và kết hợp điều trị các bệnh viêm nhiễm khoang miệng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.