Cơ thể người mẹ khi mang thai vô cùng nhạy cảm, nếu sức đề kháng không tốt cũng như không được chăm sóc kỹ càng thì sẽ rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh lý phụ khoa. Nếu chẳng may mắc bệnh ở vùng kín trong thai kỳ thì việc thăm khám phụ khoa cho bà bầu có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không – đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều chị em.
Bạn đang đọc: Khám phụ khoa cho bà bầu và những điều cần biết
1. Khám phụ khoa cho bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Khi đang mang thai, lượng nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ sẽ tăng cao, đồng thời chức năng thận khi ấy sẽ giảm. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập phát triển nhanh chóng thành bệnh phụ khoa. Một số bệnh phụ khoa được ghi nhận xuất hiện phổ biến trong thời kỳ mang thai của chị em phụ nữ như là: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
Nếu như trong thai kỳ mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa nhưng không thực hiện điều trị, hoặc không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Cụ thể nếu như mẹ không biết mình bị nấm Candida mà lựa chọn sinh thường thì loại nấm này sẽ dính vào niêm mạc miệng của bé gây đen miệng, viêm da do nấm. Không chỉ vậy bệnh còn có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu tháng, giảm sức đề kháng, viêm phổi cho em bé.
Bên cạnh đó bệnh phụ khoa có thể khiến thai phụ có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ như: vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối, sảy thai, sinh non, viêm màng tử cung… Chính vì vậy nếu phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường ở vùng kín như là xuất hiện mùi hôi, tanh; ra dịch âm đạo nhiều, màu sắc bất thường như xanh, vàng;… thì cần đi thăm khám ngay. Mẹ tuyệt đối không nên e ngại vì việc khám phụ khoa khi này là cần thiết, quy trình thăm khám, điều trị sẽ được đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Khám phụ khoa cho bà bầu là việc làm cần thiết khi có bất thường ở vùng kín
Như đã chia sẻ ở trên, việc khám phụ khoa nói chung và khám phụ khoa cho bà bầu nói riêng là vô cùng quan trọng. Vì thế chị em phụ không nên ngần ngại mà nên đi khám phụ khoa định kỳ. Đặc biệt, trong những trường hợp cảm thấy cơ thể có những thay đổi bất thường thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không nên mua thuốc tự chữa trị hoặc làm theo hướng dẫn không có cơ khoa học.
Theo các thống kê, độ tuổi từ 18 – 29 là một trong những độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa khi mang thai cao nhất, chiếm đến 70%, độ tuổi từ 30 – 39 là có tỷ lệ cao thứ hai. Vì vậy khi mang thai việc thăm khám phụ khoa là vô cùng quan trọng, không nên bỏ qua hay chủ quan.
2. Mẹ bầu nên làm gì khi bị nghi ngờ mình mắc bệnh phụ khoa?
Khi mẹ bầu nghi ngờ bản thân có thể đang bị mắc bệnh phụ khoa thì cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để cho các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, mẹ bầu có thể áp dụng thêm những biện pháp sau đây để hạn chế tình trạng viêm âm đạo khi mang thai:
– Khi cảm thấy có những dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy, có mùi hôi nên đi thăm khám không nên vì nghĩ sẽ ảnh hưởng đến em bé mà e ngại. Mọi sự thay đổi bất thường có thể được can thiệp và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
– Không nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày liên tục hoặc không thay và vệ sinh vùng kín đúng giờ.
– Khi mang thai mẹ nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, không nên mặc quá chật, quá bó.
– Quan hệ tình dục khi mang thai cũng cần được chú ý, nên vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ với cả hai vợ chồng.
– Vệ sinh vùng kín đúng cách mỗi ngày, không thụt rửa sâu trong âm đạo.
– Tập thể dục nhẹ nhàng khi mang thai và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.
– Bổ sung trong khẩu phần ăn các sản phẩm sữa chua làm tăng nhiều lợi khuẩn.
– Quần lót cần giặt sạch, phơi chỗ có nắng và có thể dùng bàn là ủi nóng để giết chết vi khuẩn.
Tìm hiểu thêm: Nghiện rượu dễ gây viêm phổi chức năng gan, nghiện rượu
Tập thể dục nhẹ nhàng khi mang thai và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu tăng đề kháng, tránh nghiễm bệnh
3. Những lưu ý khi bà bầu đi khám phụ khoa
Có lẽ băn khoăn và lo ngại lớn nhất của chị em khi thăm khám phụ khoa lúc đang mang bầu là sẽ ảnh hưởng đến thai nhi bên trong bởi những dụng cụ kiểm tra. Bên cạnh đó tâm lý e ngại khi phải thăm khám phụ khoa cũng là rào cản khiến cho chị em phụ nữ chần chừ đi thăm khám. Tuy nhiên, nếu như bệnh phụ khoa không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy khi khám phụ khoa mẹ bầu cần lưu ý những gì?
3.1 Chăm sóc khu vực âm đạo
Ngay cả khi không mang thai hay mang thai mẹ đều nên chủ động chăm sóc, vệ sinh bộ phận sinh dục của mình thường xuyên, đúng cách để hạn chế tình trạng viêm nhiễm, sẽ giúp mẹ giảm cơ mắc bệnh phụ khoa. Việc thăm khám phụ khoa khi mang thai cần thực hiện theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ nên sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Hiện nay, phương pháp điều trị phụ khoa cho mẹ bầu được đánh giá là an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi.
Trong thai kỳ có thể mẹ sẽ bị mắc một số bệnh phụ khoa, tuy nhiên đừng lo lắng nhé hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để thực hiện những xét nghiệm, chỉ định và cả việc điều trị bằng thuốc trong thai kỳ, bác sĩ sẽ cân nhắc các loại thuốc an toàn khi mang thai.
3.2 Lựa chọn những cơ sở y tế uy tín
Khi mang thai, mọi thứ đều cần đặc biệt cẩn thận đối với việc lựa chọn cơ sở uy tín để thăm khám phụ khoa cũng không ngoại lệ. Lựa chọn cơ sở uy tín là mẹ bầu sẽ được đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm chẩn đoán chính xác và đưa ra những hướng chỉ định chữa bệnh hiệu quả và nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó công nghệ hiện đại tại các cơ sở uy tín cũng sẽ được đảm bảo để không sai lệch trong thăm khám cũng như chữa trị.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp u xơ tử cung có uống được mật ong không
Ngay cả khi không mang thai hay mang thai mẹ đều nên chủ động chăm sóc, vệ sinh bộ phận sinh dục của mình thường xuyên, đúng cách để hạn chế tình trạng viêm nhiễm
Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã hiểu hơn về chủ đề khám phụ khoa cho bà bầu, hãy luôn để ý những thay đổi cũng như những dấu hiệu bất thường và thăm khám phụ khoa ngay khi cần mẹ bầu nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.